Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng 21/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tham dự có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan…

Theo TTXVN, phát biểu mở đầu cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật.

Theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp tới đây và dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Nhấn mạnh đây là dự án luật rất quan trọng, có nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và Quốc hội xem xét, thông qua.

Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đã báo cáo về một số nội dung lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật này.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo dự án luật và các cơ quan đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là cơ hội tạo điều kiện cho công nghiệp quốc phòng, an ninh được củng cố, phát triển, nâng cao tiềm lực trong bối cảnh cần nâng cao khả năng tự lực tự cường để phát triển, nhất là Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án luật khó khi luật gốc về phát triển công nghiệp chưa có, dự án luật được xây dựng lần đầu trong bối cảnh hai pháp lệnh liên quan được thông qua đã lâu (từ năm 2003 và 2008), gồm: Pháp lệnh Động viên công nghiệp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25/2/2003 và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thông qua ngày 26/1/2008, được sửa đổi, bổ sung ngày 22/12/2018.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp- Ảnh 2.

Ảnh: Quochoi.vn

Trước yêu cầu của thực tiễn, cần xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng; khắc phục kịp thời những khó khăn, bất cập để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.

Trên tinh thần đó cần xác định tính chất dự án Luật này là những vấn đề mang tính nguyên tắc, thể chế hoá quan điểm của Đảng. Những vấn đề cụ thể, chi tiết, Chính phủ quy định thêm để bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật và tính đặc thù.

Cùng với đó cơ quan hữu quan bám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó có những nội hàm như: "Phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân sinh, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Tăng cường liên kết, chuyển giao, chuyển đổi công nghệ giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng, hình thành một số nền tảng đổi mới sáng tạo dùng chung"; "Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư nguồn lực hỗ trợ các cơ sở dân sinh phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Cơ cấu lại các cơ sở công nghiệp quốc phòng, hình thành các cơ sở công nghiệp an ninh bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, hiện đại theo hướng lưỡng dụng, hiện đại"…

Dự án luật cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nội dung bám sát dự án luật đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, tham khảo một số luật khác, nghiên cứu thêm thiết kế chính sách…

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những vấn đề lớn cần tổng hợp các ý kiến của các bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để chọn những phương án tối ưu để tiếp tục trao đổi. Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các cơ quan hữu quan, trên nền tảng đã có, tiếp thu hoàn thiện những vấn đề lớn trên tinh thần trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồ sơ dự án luật cần được xem xét, nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng, công phu và bám sát quy trình theo quy định.

Được biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này với 102 lượt ý kiến. Ngay sau kỳ họp, dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 7 chương với 86 điều (so với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo luật được bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều, bổ sung một số nội dung)…

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21/10 đến sáng ngày 30/11

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 21/10 đến sáng ngày 30/11

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề KT-XH và một số vấn đề quan trọng khác.
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện năm 2025 trong bất cứ hoàn cảnh nào

Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện năm 2025 trong bất cứ hoàn cảnh nào

Sáng 19/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Xử phạt 03 Hộ kinh doanh phụ tùng ô tô, ống nhựa dẫn nước về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Xử phạt 03 Hộ kinh doanh phụ tùng ô tô, ống nhựa dẫn nước về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Từ ngày 01/10 đến 7/10/2024, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Khánh Hòa tiến hành kiểm tra đột xuất, xử phạt đối với 03 Hộ kinh doanh phụ tùng ôtô, ống nhựa dẫn nước về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng số tiền trên 18 triệu đồng.
Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình để truy cứu trách nhiệm hình sự

Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình để truy cứu trách nhiệm hình sự

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm của Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Thái Bình đối với Công ty TNHH may xuất khẩu T.V có địa chỉ trụ sở chính trên địa bàn huyện Kiến Xương, ngày 14/10/2024 cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án và quyết định khới tố bị can về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Thương mại điện tử: thách thức mới trong công tác giám sát, kiểm tra thị trường

Thương mại điện tử: thách thức mới trong công tác giám sát, kiểm tra thị trường

Ngày 17/10/2024, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường Hà Nam tổ chức Hội nghị trao đổi chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý thị trường tại tỉnh Hà Nam. Nội dung Hội nghị nhằm tập trung tăng cường trao đổi, tiếp nhận thông tin để thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Đề án 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Chính phủ.
Kiểm soát hàng giả trên không gian mạng: lực lượng QLTT "siết chặt vòng vây"

Kiểm soát hàng giả trên không gian mạng: lực lượng QLTT "siết chặt vòng vây"

Tổng cục QLTT cho biết, trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục rà soát, siết chặt kiểm soát hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Trung Quốc rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12-14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam- Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam- Trung Quốc

Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận