Cuộc chiến chống sách lậu của Amazon

Hai bài học lớn từ cuộc chiến chống sách lậu của Amazon có thể áp dụng là sử dụng công nghệ và tăng cường kết nối với người tiêu dùng.

* Hai hãng hàng không Anh đối mặt nguy cơ bồi thường hơn 120 triệu USD

Hai bài học lớn từ cuộc chiến chống sách lậu của Amazon có thể áp dụng là sử dụng công nghệ và tăng cường kết nối với người tiêu dùng.

Sách lậu là vấn đề nhức nhối của xuất bản thế giới dù trong môi trường vật lý hay trong môi trường số. Để bảo vệ quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản, Amazon đã thực hiện các chiến lược kiểm duyệt nghiêm ngặt. Câu chuyện của Amazon có thể đem lại cho Việt Nam những bài học thực tiễn.

Sáng kiến chống sách lậu của Amazon

Vào năm 2016, nhà văn chuyên viết truyện kinh dị Stephen King từng lên tiếng về việc một tác giả khác sử dụng tên của ông để bán các tiểu thuyết kém chất lượng trên Amazon. Không lâu sau đó, tác giả Milly Johnson cũng đã tìm thấy những cuốn sách mang tên mình trên Amazon, nhưng nội dung lại là "những thứ vớ vẩn, không biên tập, vô văn hóa".

Trên nền tảng này, các cuốn giáo trình và tài liệu học thuật đặc biệt dễ bị làm giả vì giá bán lẻ. Tiến sĩ Martin Kleppmann, giảng viên khoa học máy tính tại Đại học Cambridge, đã phát hiện ra các bản sao giả cuốn sách của ông bị bán trên Amazon sau khi nhận được nhiều phàn nàn về chất lượng in kém và thiếu trang.

Thực trạng trên đã khiến nhà quản lý Amazon đưa ra tuyên bố có chính sách "không khoan nhượng" đối với nội dung đạo văn và sẽ hoàn tiền cho những ai mua phải sách giả. Vào năm 2019, Amazon đã khởi xướng sáng kiến Project Zero. Dự án này nhằm sử dụng các thành tựu khoa học, máy tính để chống lại mặt hàng sách giả.

Một trong những trụ cột chính của Project Zero là việc sử dụng công nghệ học máy để tự động phát hiện và loại bỏ các sản phẩm giả mạo. Hệ thống của Amazon liên tục quét và phân tích hàng triệu danh sách sản phẩm, xác định các mẫu và hành vi đáng ngờ. Nhờ vào cơ sở dữ liệu khổng lồ và khả năng học hỏi liên tục, hệ thống này có thể nhanh chóng nhận diện các sản phẩm có khả năng là hàng giả và gỡ bỏ chúng khỏi nền tảng. Đối với ngành xuất bản, điều này có nghĩa là các sách lậu và nội dung đạo văn sẽ khó có cơ hội tồn tại lâu dài trên Amazon

Project Zero còn cung cấp công cụ tự quản lý cho các thương hiệu và nhà xuất bản để họ có thể trực tiếp loại bỏ các danh sách sản phẩm giả mạo. Công cụ này trao quyền cho các đối tác của Amazon, giúp họ có thể nhanh chóng phản ứng trước các vi phạm và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

"Chúng tôi đã tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc giảm số lượng hàng giả trong các gian hàng đã đăng ký thành công trên Amazon… nhưng thực tế là ngày nay, các nỗ lực vẫn chưa thể đem lại kết quả. Vẫn còn hàng giả", Dharmesh Mehta, phó chủ tịch phụ trách niềm tin của khách hàng và hỗ trợ đối tác của Amazon, cho biết.

Theo Mehta, Amazon đã phát hiện ra ba tỷ danh sách mặt hàng đáng ngờ vào năm 2018 trước khi người mua thậm chí nhìn thấy chúng. Nhưng Project Zero được kỳ vọng sẽ phát hiện ra nhiều hơn nữa.

Mặc dù Project Zero đã đạt được nhiều thành công, cuộc chiến chống lại sách lậu và hàng giả vẫn còn nhiều thách thức. Các kẻ lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, sử dụng công nghệ AI và các phương thức phức tạp để tạo ra nội dung giả mạo. Từ một sáng kiến của Amazon và quá trình nó được triển khai, có thể thấy việc bài trừ sách lậu không chỉ đơn giản đến từ phía nhà cung cấp dịch vụ, sự tham gia của các nhà xuất bản, tác giả cũng như độc giả là điều quan trọng.

Những bài học từ Amazon

Cuộc chiến chống sách lậu của Amazon đã đem lại nhiều bài học quý cho ngành xuất bản và thương mại điện tử. Những nỗ lực không ngừng của Amazon nhằm bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà xuất bản đã hé lộ nhiều khía cạnh phức tạp và đầy thách thức của việc chống lại nạn sách giả mạo trên một nền tảng trực tuyến lớn.

Đầu tiên, công nghệ là một công cụ mạnh mẽ nhưng không phải là giải pháp hoàn hảo. Amazon đã triển khai nhiều công nghệ tiên tiến như machine learning và AI để phát hiện và loại bỏ các sản phẩm giả mạo. Hệ thống quét tự động của họ có khả năng phân tích hàng triệu danh sách sản phẩm và nhận diện các mẫu đáng ngờ. Tuy nhiên, sự tinh vi của các kẻ lừa đảo cũng tăng lên theo thời gian.

amazon anh 2

Một cuốn sách giả được bán trên Amazon với phông chữ in lỗi. Ảnh: New York Post.

Chẳng hạn vào tháng 8/2021, ông Michael Cannings, nhà đồng sáng lập Camphor Press (nhà xuất bản độc lập chuyên về chủ đề Đông Á) đã phát hiện ra một loạt sách lậu trên Amazon. Tiêu biểu là cuốn China Invasion of Taiwan (Paul Griffith), Nancy Pelosi Taiwan Trip (Brandon J Baldwin) và About Taiwan and China Conflict (Yim Xi).

Theo ông Cannings, các tác phẩm này bị nghi ngờ là sản phẩm của việc chắp vá nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bài báo và báo cáo chính phủ, để tránh bị các công cụ phát hiện đạo văn của Amazon phát hiện.

Điều này cho thấy mặc dù công nghệ rất quan trọng, cần có sự kết hợp với yếu tố con người để tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn nội dung giả mạo.

Chính vì vậy, bài học thứ hai là tăng cường kết nối với người tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau. Cùng dự án Project Zero, Amazon đã triển khai chương trình Transparency, cung cấp mã QR duy nhất cho từng sản phẩm để người tiêu dùng có thể xác minh tính xác thực trước khi mua. Điều này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả mà còn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc mua sản phẩm chính hãng.

Để áp dụng các bài học trên Amazon đã trải qua, các sàn thương mại điện tử cần nhìn nhận đề cao mặt hàng sách hơn. Trong quá trình hợp tác, họ cần nhìn nhận công ty sách và nhà xuất bản như một khách hàng chiến lược. Nếu giảm thiểu rủi ro từ sách lậu, đơn vị làm sách sống tốt, các sàn thương mại cũng sẽ được lợi hơn.

Những nhà quản lý sàn thương mại điện tử cần có những biện pháp mạnh mẽ từ cả phía các nhà xuất bản, tác giả, và các nền tảng bán hàng trực tuyến như Amazon để ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng này. Các biện pháp đưa ra không chỉ bảo vệ quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản, người đọc cũng được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy.

Theo ZNews

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thái Nguyên: Phát hiện, ngăn chặn 2 tấn phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Thái Nguyên: Phát hiện, ngăn chặn 2 tấn phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Cụ thể, ngày 26/9/2024, Đội Quản lý thị trường số 5 đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa và lấy 03 mẫu phân bón đối với HKD N.X.T có địa chỉ tại xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Lạng Sơn: Kịp thời ngăn chặn 960 kg Chân gà đông lạnh nhập lậu trên địa bàn huyện Lộc Bình

Lạng Sơn: Kịp thời ngăn chặn 960 kg Chân gà đông lạnh nhập lậu trên địa bàn huyện Lộc Bình

Kiểm tra thực tế xác định tang vật vi phạm gồm 960 kg bàn chân gà chưa qua chế biến (bảo quản đông lạnh), không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ mua bán, giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của cơ quan Thú y, trên bao bì sản phẩm hàng hóa có ghi chữ nước ngoài, toàn bộ hàng hóa hóa không có hóa đơn, chứng từ gì kèm theo, xét thấy vụ việc có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Tiền Giang: Phát hiện 03 mẫu thực phẩm giả, không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố

Tiền Giang: Phát hiện 03 mẫu thực phẩm giả, không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố

Đội QLTT số 4 kiểm tra 02 cơ sở kinh doanh thực phẩm, lấy 04 mẫu thực phẩm gửi thử nghiệm. Kết quả, có 03 mẫu thực phẩm không đạt, trị giá hàng hóa vi phạm gần 10 triệu đồng.
Quảng Trị: Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên môi trường internet

Quảng Trị: Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên môi trường internet

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 365 sản phẩm thời trang bao gồm balo, túi xách, giày, dép… giả mạo nhãn hiệu Chanel, Gucci, Louis Vuitton… và không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng gần 90 triệu đồng.
Quảng Bình: Giám sát buộc tiêu hủy hơn 200 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại do nước ngoài sản xuất nhập lậu

Quảng Bình: Giám sát buộc tiêu hủy hơn 200 đơn vị sản phẩm thực phẩm các loại do nước ngoài sản xuất nhập lậu

Việc thực hiện tiêu hủy do ông Vũ Duy Hải thực hiện dưới sự tham gia giám sát của đại diện các Phòng chuyên môn nghiệp vụ và Đội Quản lý thị trường số 2. Sau khi tiêu hủy xong, số phế liệu được thu gom bỏ vào rác nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường.
Thanh Hóa: Xử phạt, buộc tiêu huỷ 520 kg Măng khô không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thanh Hóa: Xử phạt, buộc tiêu huỷ 520 kg Măng khô không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 15/10/2024, Đội QLTT số 14, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Hình sự, Kinh tế và Ma tuý Công an huyện Thọ Xuân kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Nguyễn Chí Quyền, địa chỉ: Thôn Cộng Lực, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân.
Tiền Giang: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh vi phạm qua môi trường thương mại điện tử

Tiền Giang: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh vi phạm qua môi trường thương mại điện tử

Với các hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu; Đội trưởng Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt các cơ sở này số tiền gần 30 triệu đồng.
Lâm Đồng: Xử phạt và buộc tiêu hủy đối với 190,52 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lâm Đồng: Xử phạt và buộc tiêu hủy đối với 190,52 kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 13/10/2024, Đội QLTT số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Lâm Đồng và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh MT có địa chỉ tại phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận