Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, do tác động lớn của môi trường và khí hậu của ngành dệt may, luật pháp sắp tới của EU và khách hàng đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với các công ty dệt may và thời trang Đan Mạch, đòi hòi phải thay đổi cả mô hình kinh doanh và sản xuất. Do vậy, các doanh nghiệp trong ngành thời trang và dệt may Đan Mạch đang hướng tới các giải pháp xanh tương lai, thúc đẩy đầu tư nghiên cứu xanh trong thiết kế thời trang và dệt may.
Một số quy định sắp tới của EU về lĩnh vực thời trang và dệt may như: Quy định về thiết kế sinh thái của EU sẽ đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt cho sản xuất quần áo, giày dép và đồ dệt gia dụng với tuổi thọ lâu hơn. Để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của các hàng dệt may, luật mới phải tạo động lực cho các công ty đưa ra các giải pháp thu hồi, sửa chữa, và bán lại hàng hoá đã qua sử dụng. Do vậy, khâu thiết kế, vật liệu và mô hình kinh doanh của các công ty rất quan trọng để làm được điều này. Tuy nhiên, ngành dệt may và thời trang của Đan Mạch đang thiếu cả kỹ năng, công nghệ và dữ liệu có thể giúp các công ty lựa chọn và ưu tiên các nỗ lực của họ theo cách có lợi cho môi trường và khí hậu.
![]() |
Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển |
Ngoài ra, việc ngăn chặn chất thải dệt may mà quy định thiết kế sinh thái của EU áp dụng cần phải phát triển hơn nữa và mở rộng quy mô công nghệ phân loại và tái chế để đáp ứng nhu cầu thu gom hàng dệt may gia dụng mà Đan Mạch phải áp dụng bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Để làm được điều này, cần các công ty Đan Mạch thu thập và cung cấp dữ liệu ở mức độ lớn và cần có một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất.
Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu sắp tới của Quy định về thiết kế sinh thái của EU, Đan Mạch đang tiến hành thúc đẩy nghiên cứu xanh trong thời trang và dệt may, thực hiện hợp tác toàn ngành từ chính trị đến các quỹ nghiên cứu và ngành công nghiệp dệt may để có thể đạt được mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực xanh.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Một số quy định nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu (Phần 5)

Tác động của Cuộc khủng hoảng Ngân hàng Credit Suisse đến nhiều nước trên thế giới

Quy định mới của EU về dư lượng hóa chất áp dụng trên nông sản, thực phẩm

Algeria gọi thầu thực hiện 15 nhà máy điện mặt trời

Thái Lan: Xu hướng đồng Bạt giảm giá

Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may

Đan Mạch thực hiện Chiến dịch kiểm soát đối với một số sản phẩm năm 2023

Thái Lan và Ma-lai-xi-a tăng cường hợp tác năng lượng
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
