Xuất khẩu dệt may tháng 7 cao nhất trong gần 1 năm trở lại đây
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến ngày 15/8, Việt Nam xuất khẩu đạt 209,43 tỷ USD, giảm 23,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư hơn 16 tỷ USD.
Chỉ tính riêng trong nửa tháng 8/2023, xuất khẩu hàng hóa đạt 14,4 tỷ USD. Bốn nhóm hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7 đạt mức cao nhất trong gần 1 năm trở lại đây |
Riêng đối với ngành dệt may, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7 đạt mức cao nhất trong gần 1 năm trở lại đây.
Cụ thể, tháng 7, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,27 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước. Đây cũng là tháng đạt mức trị giá cao nhất trong vòng 11 tháng gần đây.
Tuy nhiên, tính chung trong 7 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may mới đạt 19,05 tỷ USD, giảm 14,5% (tương ứng giảm 3,24 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
3 thị trường chủ lực của nhóm hàng này là Hoa Kỳ, EU và Hàn Quốc. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ là 8,46 tỷ USD, giảm 24%; xuất sang EU là 2,33 tỷ USD giảm 9,6%; xuất sang Hàn Quốc là 1,63 tỷ USD, giảm 3,2%.
Dù vậy, nhóm hàng dệt may có được sự khởi sắc ở thị trường Nhật Bản. 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Á này đạt 2,16 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2023, ngành hàng dệt may kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu 40 đến 41 tỷ USD (bao gồm cả hàng may mặc; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; vải mành, vải kỹ thuật).
Hiện nay, dệt may là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Trong một Hội thảo mới đây liên quan đến lĩnh vực dệt may, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, thị trường những tháng cuối năm chưa có gì khởi sắc so với giai đoạn trước nhưng cũng không xấu hơn, đáy xấu nhất của ngành dệt may Việt Nam đã đi qua.
Hiện nay, hơn một nửa khách hàng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá tình hình thị trường đang tốt lên, tín hiệu chung cho thấy hiệu quả ngành may trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tương đương 6 tháng đầu năm.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ song phương Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm khả thi cao nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp triển khai Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Hội đàm giữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương phát động toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
