Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành gỗ, dệt may và da giày

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia các hội chợ triển lãm, tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương, mở rộng cơ hội xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ, dệt may và da giày...
Việt Nam có khoảng 70 mặt hàng có thể xuất khẩu sang Israel Sáng kiến giảm tỷ lệ hàng dệt may bị đốt hoặc chôn lấp từ Thụy Điển Xuất khẩu dệt may giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may

Nhằm tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, chiều 31/7, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2023” với chủ đề “Chuyển hướng kết nối, khai thác thị trường đầu ra cho ngành đồ gỗ, dệt may và da giày”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, mở rộng sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy thương mại, xuất khẩu. Đặc biệt một số nhóm ngành công nghiệp chế biến - chế tạo chủ lực như: dệt may, da giày, đồ gỗ... trước đây luôn duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định.

Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành gỗ, dệt may và da giày
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì Hội nghị

Song, theo Thứ trưởng, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động và ảnh hưởng sâu đến sự ổn định toàn cầu. Hơn nữa, hậu quả của dịch Covid-19 kéo dài dẫn tới hệ luỵ làm gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, tổng cầu thế giới giảm sút.

Cùng đó, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đặc biệt tại các quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...

“Việc này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng bởi đây là những thị trường nhập khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực như may mặc, da giày, đồ gỗ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 7/2023 ước tính xuất siêu 2,15 tỷ USD.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những ngành hàng như dệt may, da giày, gỗ, máy móc, điện thoại và linh kiện... với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... có mức sụt giảm nhiều nhất, cụ thể 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,2 tỷ USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu dệt, may đạt 18,9 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu giày, dép đạt 11,7 tỷ USD, giảm 17,1 so với cùng kỳ.

"Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều thách thức đặt ra cho ngành Công Thương, công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được xác định là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả, góp phần cải thiện 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra mới

Khẳng định hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại trong việc tìm kiếm cơ hội, mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ sụt giảm mạnh sau nhiều năm tăng trưởng 2 con số. Nguyên nhân bên cạnh những tác động chung như xung đột địa chính trị, lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm còn do thị trường Mỹ khởi xướng điều tra với một số sản phẩm gỗ và đồ gỗ của Việt Nam, quy định liên quan đến môi trường và rừng của EU...

“Dù đang đối diện thách thức lớn nhưng không nên quá bi quan bởi đây chỉ là nhất thời. Để lấy lại tăng trưởng xuất khẩu cho ngành hàng, trong đó có sản phẩm gỗ, cần sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Thương vụ tiếp thị sản phẩm gỗ của Việt Nam tìm kiếm thị trường, truyền tải thông điệp Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cam kết cung cấp sản phẩm gỗ hợp pháp; chuẩn bị thực hiện nghiêm chỉnh quy định của EU”, ông Ngô Sỹ Hoài kiến nghị.

Tương tự, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam cho rằng, việc chia sẻ thông tin thị trường sở tại nhanh, chính xác là rất quan trọng với doanh nghiệp. Bởi lẽ, với những quy định mới và khó tại EU, Hoa Kỳ bản thân doanh nghiệp trong nước rất lúng túng cần sự hỗ trợ thông tin và tham vấn chính sách của thương vụ.

Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành gỗ, dệt may và da giày
Ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU chia sẻ tại Hội nghị

Ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, da giày Việt Nam ngày càng chiếm vị trí lớn tại EU. Nếu như năm 2016 Việt Nam xuất khẩu 3,3 tỷ USD sang EU, năm 2022 tăng lên 5,9 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường này tăng cao. Tuy nhiên, xuất khẩu da giày của Việt Nam đang phụ thuộc vào một số nhãn hàng chính tại EU.

Với ngành hàng dệt may, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Việt Nam hiện đứng thứ 4 về thị phần dệt may tại EU sau Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự như da giày, dệt may Việt Nam có nhiều ưu đãi về thuế do vậy có nhiều tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.

Cùng đó, đồ gỗ năm 2022 Việt Nam xuất khẩu 57 triệu USD sang EU. Dù được hưởng nhiều ưu đãi tuy nhiên EU có yêu cầu cao và chặt chẽ liên quan đến môi trường cũng là thách thức cho doanh nghiệp ngành gỗ gia tăng xuất khẩu.

“Thị trường EU đã và đang chuẩn bị ban hành nhiều quy định liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, phát thải caron, quyền sửa chữa và tái chế, nhân quyền, đạo luật chống phá rừng... Với quy định này, doanh nghiệp Việt Nam khó xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình do phía EU đòi hỏi phải có chuỗi thu mua, xử lý sản phẩm để tái chế”, ông Trần Ngọc Quân cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Quân, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp các ngành hàng dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam tăng xuất khẩu vào EU. Để tận dụng được các ưu thế này, đáp ứng quy tắc xuất xứ là rất quan trọng. Mặt khác, EU đang chuyển mạnh sang kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp trong nước cần chuyển đổi bởi khi các quy định đi vào thực thi sẽ ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu của doanh nghiệp.

“Thương vụ Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia các hội chợ triển lãm, tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương, mở rộng cơ hội xuất khẩu tại EU”, ông Trần Ngọc Quân nhấn mạnh.

Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành gỗ, dệt may và da giày
Chuyển hướng kết nối, khai thác đầu ra cho ngành đồ gỗ, dệt may và da giày

Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada, kim ngạch xuất khẩu da giày sang Canada đã tăng gấp đôi kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Bởi vậy, Việt Nam có thể kỳ vọng việc xuất khẩu mặt hàng này sang Canada đạt kim ngạch tỷ USD.

Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, theo bà Trần Thu Quỳnh, doanh nghiệp cần sớm chuyển đổi theo hướng xây dựng thương hiệu riêng. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng có thể tính đến chuyên môn hoá vào các loại giày dép đặc chủng, giày dép bảo hộ, giày đồng phục công nghiệp (giày làm hầm lò, giày phòng cháy, giày làm nghề gỗ...). Từ đó có được thị trường và thương hiệu riêng uy tín, tránh phụ thuộc vào đơn hàng gia công và điều kiện của đối tác vì Việt Nam sẽ sớm không còn ưu thế về giá nhân công.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức, tận dụng được những cơ hội hiếm hoi, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, đánh giá chính sách nước sở tại, từ đó kịp thời tham mưu cho Bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương.

Bên cạnh đó, đưa ra khuyến cáo giúp các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp; tiếp nhận các ý kiến đề xuất của hiệp hội doanh nghiệp, địa phương để có kế hoạch hỗ trợ hiệp hội, địa phương trong phát triển thị trường.

Ngoài ra, Thương vụ tăng cường phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu chú trọng nghiên cứu, phân tích chính sách, kịp thời đề xuất, khuyến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc về rào cản kỹ thuật, phi thuế quan cho hàng khóa xuất khẩu.

Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn, định hướng thị trường, mặt hàng xuất, nhập khẩu, nhất là thị trường trọng điểm, tạo điều kiện cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp; phối hợp với cơ quan liên quan, có hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành Công Thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Từ ngày 25/9 đến ngày 29/9, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tham gia Triển lãm Thương mại Quốc tế Uttar Pradesh 2024 (UPITS 2024) diễn ra tại Trung tâm Triển lãm India Expo Mart, thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào

Sáng 9/10/2024, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tập trung tại thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự diễn đàn khu vực thường niên nhằm tập trung giải quyết cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar và căng thẳng ở Biển Đông.
Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”

Sáng nay (4/10/2024), tại trụ sở Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Na Uy đã công bố và trao báo cáo "Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam".
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thái Lan vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam theo yêu cầu từ nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Ngày 2/10, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận