Xuất khẩu dệt may giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam, tháng 2 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới đạt 2,29 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm 2023 đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Triển lãm dệt may quốc tế lần thứ 15 năm 2023 Đan Mạch hướng tới các giải pháp xanh trong thiết kế thời trang và dệt may Mời tham dự Hội chợ dệt may Preview in Seoul Hàn Quốc năm 2023 Khai thác tiềm năng và dư địa xuất khẩu hàng dệt may vào Chile

Về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là 3 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hàng dệt may Việt Nam tính đến hết tháng 2 năm 2023, chiếm 65,89% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra các nước.

Xuất khẩu dệt may giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái

So với 2 tháng năm 2022, có một số thị trường kim ngạch chưa cao nhưng có sự tăng trưởng lớn về kim ngạch, như Ả rập xê út (đạt 8,6 triệu USD, tăng 92,78%), Kenia (đạt 4,83 triệu USD, tăng 99,81%), Na Uy (đạt 4,19 triệu USD, tăng 49,66%); ngoài các thị trường chính có sự tăng trưởng kim ngạch như Nhật Bản (đạt 536,64 triệu USD, tăng 12,84%), Hàn Quốc (đạt 505,08 triệu USD, tăng 3,45%), Ôxtrâylia (đạt 70,64 triệu USD, tăng 18,19%).

Ở chiều ngược lại, có một số thị trường lớn có sự sụt giảm về kim ngạch đáng kể như Hoa Kỳ (1,96 tỷ USD, giảm 32,46%), Trung Quốc (138,13 triệu USD, giảm 27,10%), Đức (đạt 112, 81 triệu USD, giảm 23,03%), Canada (138,95 triệu USD, giảm 18,55%),…

Xuất khẩu dệt may giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn cho các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt may, nhu cầu thế giới chưa có tín hiệu phục hồi do kinh tế vĩ mô thế giới vẫn ở trạng thái bất định. Các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó là những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng, như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng đòi hỏi cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… Ngoài ra, còn có những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng, như phát triển bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0,85%.
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp này đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành Công Thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận