Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả

Tổng cục QLTT đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Những “tấm khiên vững chắc” góp phần đẩy lùi nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền Hơn 2.000 sản phẩm tại gian trưng bày nhận diện “Hàng thật – hàng giả” Chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần sự phối hợp của nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng

Thời gian qua, Tổng cục QLTT đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan; trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.

Theo đánh giá của Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là một trong những hình thức gian lận thương mại rất phổ biến tại Việt Nam, bởi vị trí địa lý Việt Nam khá thuận lợi, có đường biên giới dài, giáp ranh với nhiều quốc gia; cùng với đó, nhận thức của người tiêu dùng chưa cao nên việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... đang là một vấn nạn tại thị trường nước nhà.

Để triển khai một cách hiệu quả các hoạt động của lực lượng, Tổng cục QLTT xác định, cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên ngành, với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trong nước, đồng thời, chú trọng các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về hàng thật, hàng giả cho người tiêu dùng, nhất là đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Thời gian qua, Tổng cục đã tiếp và làm việc với các Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc, Hiệp hội công nghiệp vòng bi thế giới; Đoàn công tác gồm Tham tán thương mại, Đại sứ quán Đan Mạch, Tập đoàn LEGO và Công ty Luật Rouse – đại diện Sở hữu trí tuệ Tập đoàn LEGO tại Việt Nam; Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc…; hoặc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Doanh nghiệp Cooperative Verniging SNB-React U.A khu vực châu Á Thái Bình Dương (React); Công ty Procter & Gamble (P&G); Tập đoàn Thủy tinh chuyên dụng SCHOTT AG...

Chia sẻ với Lãnh đạo và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong buổi làm việc đầu tháng 6 vừa qua tại trụ sở Bộ, Lãnh đạo Tổng cục Giám sát quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc mong muốn được giao lưu, hợp tác với Bộ Công Thương cũng như Tổng cục Quản lý thị trường Việt Nam, đặc biệt trong việc tăng cường giám sát, quản lý về lĩnh vực an toàn thực phẩm, thể hiện ở việc nhập khẩu thực phẩm và nông sản phục vụ ăn uống, tạo điều kiện cho thực phẩm và nông sản chất lượng cao của Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, tạo điều kiện để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài và ổn định.

Ngày 26/6/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường.

Từ năm 2018 đến nay, kể từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngành dọc, liên quan đến các các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng QLTT cả nước đã xử lý hàng chục ngàn vụ việc vi phạm, trong có nhiều vụ việc liên quan tới các sản phẩm thương hiệu của SCHOTT AG, P&G hay các nhãn hiệu thành viên React như CASIO, LEGO, PANASONIC, PANDORA, SWAROVSKI, Johnson & Johnson…

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả
Lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục QLTT và P&G

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh hy vọng, việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam sẽ tạo góp phần bảo vệ uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời, công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ của lực lượng QLTT được tăng cường hơn nữa, có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hay thương hiệu của mình.

Sau khi ký kết các Biên bản hợp tác, lực lượng QLTT chia sẻ thông tin về cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, minh bạch hóa các quy trình, thủ tục xử lý các hành vi vi phạm; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình điều tra, xử lý của QLTT khi cần thiết để rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu quả điều tra. “Lực lượng QLTT sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định.

Nhằm triển khai, cụ thể hóa các Biên bản hợp tác, hai Bên sẽ cùng nhau xây dựng các chương trình hành động; các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, tập trung vào từng loại mặt hàng, từng lĩnh vực, trong từng thời gian cụ thể với mục tiêu kiểm tra, xử lý có hiệu quả hàng giả, hàng xâm phạm quyền của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả nói chung.

Tổng cục QLTT đã và sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam tổ chức Hội thảo về phương thức phân biệt hàng - hàng giả dành cho cán bộ QLTT nhằm cung cấp thông tin hữu ích, thiết thực đối với công tác kiểm tra, phát hiện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng thực thi.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Trung tâm cho biết, trong 24 giờ qua (từ 15h ngày 15/9 đến 15h ngày 16/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Chiềng Ơn 124,6 mm (Sơn La); Mậu Đông100,6 mm (Yên Bái); Thanh Thủy 135 mm (Phú Thọ); Khâm Đức 103,6 mm (Quảng Nam); Trà Phú 132,4 mm (Quảng Ngãi); Đắk Tờ Kan 112,4 mm (KonTum); Ia Piơr 110,2 mm (Gia Lai);...
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 nhằm bàn về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội nghị.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận