Đề nghị xử lý nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược

Nhiều nghệ sĩ xuất hiện trên các trang mạng xã hội quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.
60% quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội là gian lận Đài Loan ban hành 9 điểm quy định mới về yêu cầu dán nhãn thực phẩm chức năng QLTT TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ số lượng lớn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc Xử phạt gần 60 triệu đồng một cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng không nguồn gốc Cảnh báo ma túy dưới dạng thực phẩm chức năng, đồ uống

Tại văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế ban hành mới đây đã yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là văn nghệ sỹ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua một số phương tiện truyền thông phản ánh một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh một số người nổi tiếng, sử dụng các danh hiệu như "nhà thuốc gia truyền," "danh y," "thần y" để quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc điều trị các bệnh mãn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt... trên các mạng xã hội.

Các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.

Đề nghị xử lý nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược
Nhiều nghệ sĩ "biến" thành bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định tại luật Dược.

Nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung. Đồng thời, có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter..., các nền tảng quảng cáo trên youtube, coccoc, chrome... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.

Rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Đối với Bộ Công thương, Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm này.

Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Bên cạnh đó, có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế đề nghị cần tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sỹ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng...

Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ tên miền quảng cáo, các trang mạng xã hội vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan của các Bộ Y tế, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Đối với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố, các ngành liên quan triển khai các nội dung tại công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc; đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Trong đó chú trọng đến công tác điều tra, khám phá, xử lý các đường dây, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trái phép.

Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế và mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.

Các cơ quan chủ quản của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo cần yêu cầu các đơn vị kiểm tra, tải lên quảng cáo so với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung và chỉ thực hiện quảng cáo đúng với nội dung này.

Song song với đó cần thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

Theo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong, hiện có tình trạng nhiều doanh nghiệp "đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo." Không ít đơn vị đã lợi dụng hình ảnh các y bác sỹ, người nổi tiếng, diễn viên để "thổi phồng" tác dụng của thực phẩm chức năng.

Cục An toàn Thực phẩm đã công khai thông tin trên website của cơ quan này để cảnh báo nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra phổ biến./.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, công tác bảo đảm ATTP,, ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt bắt đầu.
Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Anh: Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mạo danh người nổi tiếng

Mới đây, Martin Lewis - nhà báo nổi tiếng tại Anh về lĩnh vực tài chính - đã đưa ra cảnh báo về hình thức sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để kêu gọi, dụ dỗ người dân đầu tư tiền vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh cắp dữ liệu và chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Cảnh báo về việc giả mạo văn bản của BHXH Việt Nam yêu cầu cập nhật mới ứng dụng VssID 4.0

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương về văn bản giả mạo, có số ký hiệu 2133/BHXH-CSYT ngày 01/7/2024, được gửi đến một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương qua email.
Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Tạo lập tài khoản Facebook giả mạo để lừa đảo bán đồ điện tử "dỏm"

Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Dũng (32 tuổi, trú tại phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Cảnh báo rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT) vừa phát hiện rủi ro an toàn thông tin liên quan đến sản phẩm của CrowdStrike.
Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Một người đàn ông ở Hà Nội bị mất 10 tỷ đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Người phụ nữ ở quận Tây Hồ bị lừa gần 1 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về chiêu trò làm cộng tác viên online kiếm tiền trên mạng, nhưng nhiều người vẫn bị lừa.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận