Đề xuất tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với Dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.
10 ngày mật phục, phát hiện gần 10.000 khẩu trang nghi giả nhãn hiệu trong khuôn viên Hội chữ thập đỏ Bắt lô hàng gần 3.000 khẩu trang giả nhãn hiệu 3M Phát hiện hơn 90.000 khẩu trang không rõ nguồn gốc tại TP Hồ Chí Minh Bắc Ninh: Tịch thu 4 tấn vải không dệt nhập lậu dùng để may khẩu trang

Dự thảo Thông tư này áp dụng đối với thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Theo Dự thảo, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch trong danh mục sau:

Đề xuất tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế
Danh mục các mặt hàng đề xuất tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Dự thảo cũng nêu rõ, Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022 và thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BCT quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

Dự thảo Thông tư này được soạn thảo nhằm tiếp nối các quy định tại Thông tư 44/2020/TT-BCT. Lý giải về cơ sở thực tế ban hành Thông tư 44/2020/TT-BCT, Bộ Công Thương nhận định rằng có thông tin về việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

Với cùng lý do đó, cơ quan soạn thảo cũng nhận định rằng diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thể sớm kiểm soát, vẫn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp. Do vậy, Dự thảo tiếp tục sử dụng biện pháp tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý Dự thảo này, đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Dự thảo được xây dựng xuất phát từ việc Bộ Công Thương cho rằng có việc một số doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao.

Tuy nhiên, VCCI lưu ý rằng việc ban hành các quy định trong Thông tư về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang, găng tay y tế, trang phục phòng chống dịch là biện pháp can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, trước khi ban hành, cơ quan soạn thảo cần đánh giá tác động một cách thận trọng dựa trên tình hình thực tế; trong đó có tính đến sự thay đổi của tình hình.

Buôn lậu, gian lận thương mại một mặt hàng nào đó xảy ra khi phụ thuộc vào lợi nhuận tiềm năng của mặt hàng đó tại một thời điểm nhất định. Một trong các yếu tố quan trọng quyết định tình trạng này là nhu cầu thị trường; nhất là khi có tình trạng khan hiếm mặt hàng đó. Xem xét tình trạng thị trường khẩu trang năm 2021 sẽ nhận thấy có những thay đổi lớn so với năm 2020, chẳng hạn: hiện nay, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng diện rộng hoặc cục bộ trên thị trường do thiếu, khan hiếm hoặc ép hàng làm giá như năm 2020.

Đề xuất tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu trang, găng tay y tế
VCCI đề nghị, Bộ Công Thương nghiên cứu, cân nhắc lại việc ban hành Thông tư này, ít nhất là trong tình trạng tình hình đã có thay đổi và chưa có đủ thông tin và số liệu thể hiện tính nghiêm trọng và nguy cơ của vấn đề này

Mặc dù có xảy ra tình trạng các cơ quan phòng, chống dịch thiếu trang thiết bị; trong đó, có khẩu trang, găng tay, trang phục chống dịch, nhưng đó không phải là do việc thiếu hàng hóa trên thị trường. Quan sát các thông tin phản ánh trên báo chí cũng không thấy hiện tượng khan hiểm khẩu trang, găng tay y tế xuất hiện như năm 2020; đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra cực kỳ phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh thành phố.

Nhưng lực sản xuất khẩu trang, găng tay y tế hiện cũng đã được đảm bảo vì tính đến tháng 5/2020, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Việt Nam ít nhất đã đạt khoảng 200 triệu chiếc/tháng. Tình hình dịch bệnh trong năm 2022, dù khó lường, nhưng cũng đã được đảm bảo một phần nhờ việc tiêm chủng vaccine diện rộng. Thực tế, những tuần đầu mở cửa sau giãn cách xã hội đã không ghi nhận sự đột biến nào về số lượng người nhiễm Covid-19 mới.

Như vậy, có cơ sở để nhận định rằng thị trường các mặt hàng này trong năm 2022 sẽ diễn biến không phức tạp như năm 2020, dẫn đến lợi nhuận-vốn là yếu tố thu hút hoạt động buôn lậu, chuyển tải bất hợp pháp có thể biến mất.

Từ những phân tích trên, VCCI đề nghị, Bộ Công Thương nghiên cứu, cân nhắc lại việc ban hành Thông tư này, ít nhất là trong tình trạng tình hình đã có thay đổi và chưa có đủ thông tin và số liệu thể hiện tính nghiêm trọng và nguy cơ của vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Quy định mới về tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo ưu tú

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
Quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia

Quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất vũ khí hóa học

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Kiến nghị 3 vấn đề "nóng" tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi

Kiến nghị 3 vấn đề "nóng" tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi

Trước tình hình sản xuất và thương mại chăn nuôi trong nước đang phải đối mặt rất nhiều thách thức, khó khăn, mới đây, 4 hiệp hội chăn nuôi của Việt Nam đã đồng loạt gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về 3 vấn đề "nóng" tháo gỡ khó khăn cho ngành
Điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025

Điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg.
Cập nhật quy định mới về thang lương, bảng lương và phụ cấp lương có hiệu lực từ 10/4

Cập nhật quy định mới về thang lương, bảng lương và phụ cấp lương có hiệu lực từ 10/4

Chính phủ đã ban hành quy định mới về tiền lương, bảng lương, phụ cấp trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Hà Nội: Hơn 6.000 cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Hà Nội: Hơn 6.000 cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tính đến ngày 31/12/2023, trên địa bàn Hà Nội có 6.066 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và được cơ quan thuế chấp nhận, với số lượng hóa đơn đã xuất là 15.332.447 hóa đơn.
Cải cách thủ tục hành chính: Đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương

Cải cách thủ tục hành chính: Đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương

Là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại phiên họp thứ ba của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/2 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5