Điện đã được cung cấp ổn định trong suốt dịp Tết Nguyên đán

Trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 29 Tết đến hết ngày 14/2/2024 tức ngày mùng 5 Tết), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhân dân cả nước vui Tết, đón Xuân.

EVN đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp Tết- Ảnh 1.

Công tác ứng trực, bảo đảm an toàn cung ứng điện được các đơn vị trực thuộc EVN thực hiện nghiêm -Ảnh:VGP/Toàn Thắng

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia bình quân ngày chỉ ở mức khoảng 27.026 MW, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày ở mức khoảng 490,1 triệu kWh/ngày.

Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 giảm 31,7% so với ngày thường của tuần trước Tết. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện bình quân ngày trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 cao hơn cùng kỳ dịp Tết Quỹ Mão 2023 là 11,2%.

Như đã dự báo trước đó, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết Nguyên đán đã giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu thống kê thực tế, trong kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm giảm chỉ còn hơn 14.900 MW, tương ứng tỷ lệ khoảng 60% so với ngày thường.

Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ Tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải. Trên thực tế đối với hệ thống điện hiện nay, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện,

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (như nhiệt điện than, turbine khí, thủy điện...) ở mức tối thiểu để đảm bảo quán tính và ổn định cho hệ thống điện cũng như có đủ công suất dự phòng trong các tình huống sự cố nguồn điện hoặc các biến động bất thường trong vận hành thực tế.

Chính vì vậy, khi công suất phụ tải tiêu thụ xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/ giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh giảm công suất huy động từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (như thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió) để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia.

Do đã chủ động, kịp thời thông tin rộng rãi, cảnh báo về vấn đề an ninh - an toàn trong vận hành hệ thống điện trước và trong dịp Tết, đồng thời nhờ sự tích cực phối hợp của các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết trong những ngày Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua, các chủ đầu tư nguồn phát điện (trong đó bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) về cơ bản đã thực hiện đúng theo các mệnh lệnh điều độ, từ đó đã góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện.

Với sự tích cực chủ động chuẩn bị của EVN và các đơn vị thành viên về phương án chi tiết đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tổ chức ứng trực tăng cường, sẵn sàng nhân lực và phương tiện, vật tư thiết bị xử lý sự cố, phòng chống cháy nổ, nên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các nhà máy điện cùng toàn bộ hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đã vận hành cơ bản an toàn, ổn định.

Do đặc điểm phụ tải thấp trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ Tết, điện áp các hệ thống điện miền và hệ thống 500 kV tăng cao nên Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia và các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền đã điều phối việc tách một số đường dây cao áp và siêu cao áp ra khỏi vận hành để đảm bảo điện áp toàn hệ thống nằm trong giới hạn cho phép, đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn.

Một số ít sự cố xảy ra trên lưới điện phân phối do người dân vi phạm hành lang an toàn lưới điện (như thả diều, bóng bay, bắn dây kim tuyến...) lên đường dây được các lực lượng ứng trực xử lý kịp thời, khôi phục cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất.

Trong dịp nghỉ Tết vừa qua cũng được ghi nhận không xảy ra tai nạn lao động về điện, không có hiện tượng cháy nổ điện. Ngoài ra, các đơn vị trong toàn EVN đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận