Đường cát nhập lậu vẫn "nóng" trên các tuyến biên giới
Phát hiện, thu giữ trên 2 tấn đường cát nhập lậu tại Long An Bảy doanh nghiệp trúng đấu giá hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu năm 2021 |
Liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển đường cát nhập lậu
Sáng ngày 16/02/2022, trên tuyến đường KT3 thuộc địa bàn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Long An phát hiện, tạm giữ phương tiện ô tô tại vận chuyển trên 2.000 kg đường cát nghi nhập lậu. Tại thời điểm kiểm tra, đối tượng Trần Hoàng Tài không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc toàn bộ số đường cát trên.
Trước đó, Đội QLTT số 2 Cục QLTT Quảng Trị đã triển khai phối hợp với Đội Trinh sát đặc nhiệm Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện và xử lý 04 vụ vận chuyển, kinh doanh đường cát nhập lậu do Thái Lan sản xuất với tổng số lượng 3.000 kg. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là: 28.000.000 đồng, xử phạt vi phạm hành chính: 18.000.000 đồng.
![]() |
Sau Tết Nguyên đán, Lực lượng QLTT Quảng Trị phối hợp với Bộ đội biên phòng Quảng Trị đã phát hiện, xử lý 4 vụ đường cát nhập lậu có nguồn gốc Thái Lan |
Theo hiệp Hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cuối tháng 12/2021 đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới với Campuchia và Lào tràn về với số lượng lớn ở các địa phương như Tây Ninh; tỉnh Long An (khu vực Bình Hiệp); tỉnh Bình Phước; tỉnh Kiên Giang và tỉnh Quảng Trị (tuyến Đường 9 Lao Bảo)… Khi vào Việt Nam, đường lậu được phối với đường trong nước hoặc đổi bao bì và đưa ra thị trường tiêu thụ.
VSSA phản ánh, có nhiều chiêu thức gian lận trong vận chuyển, kinh doanh đường cát nhập lậu: Các đầu nậu chỉ cần nhập chính ngạch khối lượng nhỏ lấy hồ sơ hợp pháp hóa cho đường lưu thông.
![]() |
Rất nhiều chiêu thức vận chuyển đường nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa |
Một dấu hiệu khác của hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu là sự xuất hiện của các cơ sở sang chiết đóng gói với các nhãn hàng mới phân phối trực tiếp đến người dùng qua các cửa hàng lẻ và bán trực tuyến không đòi hỏi hóa đơn. Bên cạnh hình thức này, đường nhập lậu được đưa vào tiêu thụ thông qua việc quay vòng hồ sơ đấu giá đường nhập lậu. Ngoài ra, các đối tượng buôn lậu còn dùng thủ đoạn đưa bao bì in nhãn hiệu đường trong nước ra nước ngoài (thường là Campuchia) và đóng bao đường với bao bì này. Như vậy đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam trước khi được nhập về Việt Nam.
Cũng theo nhận định của các VSSA, cả hai quốc gia Campuchia, Lào đều nhập khẩu đường Thái Lan không phải cho nhu cầu trong nước. Hầu như các nước này chỉ phục vụ cho hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu qua biên giới. Ước tính khối lượng nhập lậu đường có xuất xứ Thái Lan khoảng 500.000 tấn với giá xuất khẩu bình quân 471 USD/tấn, Việt Nam đã thất thu thuế (47,64%) giá trị khoảng 112.000.000 USD, tương đương 2.400 tỷ đồng.
Theo số liệu từ VSSA, trong tháng 01/2022 đa số các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã vào vụ mía. lũy kế đến cuối tháng toàn ngành đã ép được 1.900.000 tấn mía sản xuất được 180.000 tấn đường. Hiện nay, việc sản xuất các loại hàng hóa phục vụ tết giảm hẳn so với các năm trong đó có các sản phẩm sử dụng đường, khiến cho sức cầu đường giảm thấp. Tuy nhiên, nguồn cung đường lại tăng vọt với sự xuất hiện đồng thời nhiều nguồn đường.
Tăng cường quản lý địa bàn, xử lý đường cát nhập lậu
Với tình trạng đường nhập lậu vẫn diễn ra phổ biến, quy mô lớn, Hiệp hội mía đường đề xuất các cơ chế kiểm tra giám sát cả ở cấp trung ương và địa phương cần quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xử phạt nghiêm minh đối với các hình thức vi phạm, kể cả đối với cán bộ quản lý.
Theo Cục QLTT Quảng Trị, tại khu vực Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), có tuyến sông Sê Pôn ngắn, hẹp chỉ cần vài phút là có thể đẩy thuyền hàng từ bên Lào sang bờ bên này và đưa đi tập kết tại các kho bãi điều này gây khó khăn cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát địa bàn.
![]() |
Trong thời gian tới lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, cài cắm cơ sở và phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn để kiểm tra, xử lý hoạt động buôn bán, vận chuyển đường cát nhập lậu. |
Trong thời gian tới, Cục QLTT Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo Đội QLTT số 2 đã đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, cài cắm cơ sở và phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn để kiểm tra, xử lý hoạt động buôn bán, vận chuyển đường cát nhập lậu.
Tổng Cục QLTT cũng đã chỉ đạo các lực lượng QLTT các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nóng tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận trương mại trên các lĩnh vực quản lý đặc biệt là công tác chống buôn bán, vận chuyển mặt hàng đường cát nhập lậu nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn: Đồng loạt giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Cục QLTT tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước được 1,58 tỷ đồng trong 02 tháng đầu năm 2025

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi phạt tiền hơn 435 triệu đồng trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Cần Thơ: Phát hiện 02 cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Tiền Giang: Kiểm tra, phát hiện và buộc tiêu hủy 320 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Kiểm tra, ngăn chặn mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép và lấn chiếm rừng trái pháp luật

Tiền Giang: Xử phạt 01 trường hợp vi phạm về điều kiện kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
