Gần 1.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 2

Theo Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”, sau 2 ngày diễn ra tuần thi thứ hai (từ 10 giờ 00 thứ Hai ngày 02/12/2024 đến 10 giờ 00 thứ Tư ngày 4/12/2024), hệ thống ghi nhận gần 200 người dự thi với gần 1.400 lượt thi. Tuần thi này hiện đang tiếp tục diễn ra và sẽ kết thúc vào 09 giờ 00 thứ Hai tuần tới (ngày 09/12/2024).

* Kết quả tuần 1 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Các tỉnh, thành phố có số người dự thi nhiều nhất trong 2 ngày đầu tuần thi thứ hai lần lượt là: Quảng Bình, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hà Nội, Đồng Tháp.

Tuần 2 của Cuộc thi hiện đang tiếp tục diễn ra và sẽ kết thúc vào 09 giờ 00 thứ Hai tuần tới (Ảnh chụp màn hình giao diện Cuộc thi).

Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty Cổ phần VNet và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Cuộc thi là một trong những hoạt động phối hợp thực hiện Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025", đồng thời hưởng ứng Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động.

Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ chonghanggia.dangcongsan.vn. Người dự thi có thể tham gia Cuộc thi trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), mạng xã hội VCNet (vcnet.vn) và các báo/tạp chí điện tử, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đường link Cuộc thi.

Cuộc thi dự kiến diễn ra trong 6 tháng, từ ngày 25/11/2024 đến ngày 26/5/2025. Thời gian thi trắc nghiệm hằng tuần bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày Thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 9 giờ 00 ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo.

Công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi đều có quyền dự thi. Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi không được dự thi.

Tổng giá trị giải thưởng của Cuộc thi là 240 triệu đồng. Mỗi tuần thi có các giải thưởng như sau:

- 01 giải Nhất: Trị giá 3.000.000 đồng.

- 02 giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng.

- 03 giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng.

Ban Tổ chức Cuộc thi trân trọng kính mời nhân dân trong nước và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam tham gia dự thi, đồng thời chia sẻ rộng rãi thông tin về Cuộc thi để có thêm nhiều người tham gia.

CÂU HỎI CUỘC THI TUẦN 2 (02/12 - 09/12/2024)

Câu 1: Theo Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây?

Phương án 1: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng.

Phương án 2: Thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, bảo đảm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đều được xác thực danh tính khi tham gia cung cấp, trao đổi hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử, tránh thất thu thuế và các hành vi gian lận.

Phương án 3: Trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử.

Phương án 4: Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường bảo đảm an ninh mạng trong hoạt động thương mại điện tử; triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến" được tổ chức nhằm mục đích gì?

Phương án 1: Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Phương án 2: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội; phổ biến kiến thức, kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người dân nhằm giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng.

Phương án 3: Cả hai nội dung trên.

Câu 3: "Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái" là ngày nào?

Phương án 1: Ngày 29/10.

Phương án 2: Ngày 29/11.

Phương án 3: Ngày 29/12.

Câu 4: Đâu là mục tiêu tổng quát được đề ra trong Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025" ban hành theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ?

Phương án 1: Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin.

Phương án 2: Giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin.

Phương án 3: Người sử dụng internet được trang bị đầy đủ nhận thức và các kỹ năng cơ bản về bảo đảm an toàn thông tin, có thể an tâm sử dụng mạng internet, mạng xã hội, thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch điện tử trên không gian mạng, tham gia chính quyền điện tử, góp phần xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn, tích cực, hiệu quả.

Phương án 4: Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 5: Các đối tượng lừa đảo trực tuyến thường áp dụng các thủ đoạn nào để tác động tâm lý, đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, sự chủ quan… của nạn nhân?

Phương án 1: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, cán bộ đang làm việc tại các bộ, ngành).

Phương án 2: Tự nhận/giả mạo là đơn vị cung cấp dịch vụ, tổ chức tài chính, ngân hàng.

Phương án 3: Tự nhận/giả mạo là người thân, bạn bè…

Phương án 4: Tất cả các thủ đoạn trên.

Trong quá trình tham gia Cuộc thi, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị, cá nhân liên hệ với Ban Tổ chức qua các số điện thoại: 080.48160 - 0867.062968, email: chonghanggia@dangcongsan.vn, hoặc mục Liên hệ trên website của Cuộc thi tại địa chỉ chonghanggia.dangcongsan.vn để được giải đáp.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận