Giá cà phê Robusta, Arabica tăng cao

Trong 2 tháng đầu năm 2024, giá cà phê Robusta, Arabica ở trong nước và thế giới đều tăng gấp rưỡi tới gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu cà phê tăng cao Dự báo nguồn cà phê toàn cầu sẽ thặng dư 3,38 triệu bao trong niên vụ 2024/25 Xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng mạnh cả về lượng và trị giá Giá cà phê robusta tăng cao kỷ lục trong 28 năm qua

Giá cà phê Robusta, Arabica tăng gấp rưỡi, gấp đôi

Theo số liệu của Tạp chí Công Thương, cuối tháng 1, ngày 29/1/2024, giá cà phê tại các “tỉnh cà phê” gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng dao động trong khoảng 77.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngày 29/1/2023, giá cà phê tại các tỉnh trên ở khoảng 42.200 đồng đến 42.700 đồng/kg.

Cuối tháng 2, ngày 26/2/2024, giá cà phê tại 4 “tỉnh cà phê” dao động trong khoảng 81.500 đồng đến 82.300 đồng/kg, cũng cao gần gấp đôi so với mức 46.800 - 47.300 đ/kg của cùng kỳ năm trước.

Tương tự, trên thị trường thế giới, ngày 23/1/2024, giá cà phê Robusta giao tháng 3/2024 ở mức 3.220 USD/tấn, và cao nhất trong 16 năm qua, và cao gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước (2013 USD/tấn).

Với cà phê Arabica, ngày 23/1/2024 trên sàn New York giao tháng 3có mức 192,25 US cent/lb, cao hơn 25% so với mức 154,8 cent/lb của cùng kỳ năm trước.

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm 2024, giá cà phê Robusta, Arabica ở trong nước và thế giới đều tăng gấp rưỡi tới gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Hội tụ nhiều yếu tố biến động giá

Thực tế cho thấy, xu hướng biến động giá của thị trường cà phê thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố, bao gồm: thời tiết, cân bằng cung cầu, tiền tệ, biến động địa chính trị. Một cách ngẫu nhiên, giá cà phê 2 tháng đầu năm nay hội tụ gần như đầy đủ của các yếu tố nói trên, ngoại trừ thời tiết.

Về cung cầu, tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo ở mức kỷ lục 169,5 triệu bao trong niên vụ 2023-2024. Tồn kho cuối vụ dự kiến tiếp tục thắt chặt và giảm xuống chỉ còn 26,5 triệu bao, mức thấp nhất trong 12 năm qua. USDA cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc trong niên vụ 2023/2024 sẽ đạt 5 triệu bao, cao gần gấp đôi so với niên vụ trước, đưa nước này trở thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 7 trên thế giới. Bên cạnh đó, Alegra Group, một công ty chuyên theo dõi sự tăng trưởng của các chuỗi cà phê cho biết, trong 12 tháng qua, số tiệm cà phê có thương hiệu hiệu tại Trung Quốc đã tăng mạnh 58%, lên tổng cộng 49.691 cửa hàng.

Giá cà phê Robusta, Arabica tăng cao

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc đầu năm nay cho biết, nước này sẽ gia hạn chính sách miễn thuế giá trị gia tăng 10% đối với mặt hàng cà phê nhập khẩu cho đến năm 2025, một động thái được cho là sẽ kích thích tiêu thụ cà phê ở đất nước mà người dân coi cà phê là văn hoá ẩm thực. Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc uống 353 cốc/năm, cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Năm 2023, Hàn Quốc được xem là thị trường cà phê lớn thứ 2 thế giới với giá trị nhập khẩu lên đến 6,5 tỷ USD mỗi năm.

Về tiền tệ, đồng Real Brazil (BRL) đã tăng lên mức cao so với USD. Nếu đầu năm 2023, 5,48 BRL đổi được 1 USD, đến đầu năm 2024 đã là 4,85 BRL đổi được 1 USD. Điều này khiến nông dân Brazil hạn chế bán hàng ra do thu về ít đồng nội tệ hơn.

Về biến động địa chính trị, căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ khiến hầu hết các hãng tàu phải di chuyển vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, khiến thời gian vận chuyển lẫn giá cước tăng đang kể. Trên tuyến Nam Thái Bình Dương và châu Đại Dương, hoạt động vận tải đang bị hạn chế do mực nước ở kênh đào Panama xuống thấp.

Cuối cùng, thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp của giới tài chính. Những vòng kết nối này cung cấp tiền cho các nhà đầu cơ. Hiện thị trường thế giới đang biến động mạnh về giá vàng, giá dầu thô, giá tiền tệ, nên họ đang điều chỉnh tỷ lệ đầu tư sang cà phê, lĩnh vực đang có lợi nhuận cao và có tính ổn định hơn so với vàng, USD, dầu thô…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã tham gia và tháp tùng Tổng Bí thư trong các hoạt động của đoàn chính thức, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Indonesia.
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Kyrgyzstan tới Việt Nam, sáng 7/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại cuộc gặp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Từ 15h hôm nay, ngày 6/3, giá xăng dầu các loại được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng giảm tới hơn 700 đồng/lít, dầu cũng có loại tương tự.
Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Chiều 4/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sáng 3/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ.
Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ đối với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và 4 thứ trưởng từ ngày 1/3 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài vừa ký ban hành Thông tư số 14/2025/TT-BCT, quy định về phương pháp lập, hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt giá dịch vụ truyền tải điện; phương pháp hướng dẫn và hình thức định giá đối với lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 51 Luật Điện lực số 61/2024/QH15.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận