Tỷ lệ người Việt bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày tăng cao

Theo Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực (F&B) tại Việt Nam năm 2023 do iPOS vừa công bố, khiến nhiều người bất ngờ khi tỷ lệ bỏ bữa ăn sáng tiếp tục tăng mạnh, với tỷ lệ cao gần gấp đôi so với con số của năm 2022.
LHQ: Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị vứt bỏ trong khi 800 triệu người bị đói

Trong khoảng 4.000 thực khách chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… mà đơn vị này đã nghiên cứu, phỏng vấn, có đến 17,5% cho biết họ bỏ qua bữa ăn sáng. Con số này cao gần gấp đôi tỷ lệ 9,3% trong năm 2022.

Những người bỏ bữa ăn sáng lý giải họ sẽ ăn bữa trưa no hơn, để tiết kiệm một phần nhỏ chi tiêu hàng ngày. Đáng chú ý, có 8,5% người được hỏi khẳng định không ăn sáng, phần nhiều đó là những người độc thân.

Chỉ có 5,4% người Việt được hỏi cho biết họ chi tiêu mạnh tay cho bữa sáng, và nhóm những người đã kết hôn thường chú trọng vào bữa sáng hơn so với nhóm còn lại.

Mặc dù là bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng theo khảo sát, trong 4.000 người, chỉ có 205 người sẵn sàng chi tiêu trên 40.000 đồng cho bữa ăn đầu ngày để đảm bảo năng lượng cho ngày làm việc mới. Còn lại mức chi phổ biến nhất cho bữa sáng chỉ ở khoảng giá từ 10.000 - 20.000 đồng, và thường dành để mua các món ăn đơn giản, ăn nhanh như bánh mì, bánh bao, xôi,....

Với bữa trưa, nghiên cứu cho thấy phần nhiều người Việt coi là bữa cơm vội vàng nhưng đều chịu chi hơn bữa sáng. Khoản giá phổ biến nhất của bữa trưa ở mức 31.000-50.000 đồng.Tuy nhiên, trong năm 2023, khá nhiều người chỉ dành 20.000-30.000 đồng để ăn trưa.

Nhóm thực khách dành từ 51.000 – 70.000 đồng để ăn trưa chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 11/%. Cùng với đó, chỉ khoảng 7,3% người chi từ 70.000 đồng trở lên để ăn trưa.

Tỷ lệ người Việt bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày tăng cao
Tỷ lệ người Việt bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày tăng cao

Với bữa tối, dù không được coi là bữa chính trong ngày những chi phí lại được thực khách Việt chi mạnh tay nhất. Phần lớn mọi người dành từ 51.000 đồng đến hơn 100.000 đồng cho bữa tối. Trong đó, khoảng 16,7% người nói họ chi 51.000-70.000 đồng cho bữa ăn tối và gần 15% người đã chi trên 100.000 đồng với bữa ăn cuối ngày này. So với năm 2022, số thực khách chi trên 100.000 cho bữa tối tăng gấp 3,5 lần.

Đáng chú ý, bữa tối được nữ giới mạnh tay chi tiêu hơn. Có 16,3% thực khách nữ cho biết họ sẵn sàng chi 100.000 đồng cho bữa tối, trong khi chỉ 12,7% nam giới ăn tối với mức giá này.

Tuy nhiên, vào những dịp đặc biệt, nam giới Việt cầu kỳ hơn so với, họ sẵn sàng trả đến 1.000.000 đồng/người cho ăn uống dịp đặc biệt. Mức giá này tương đương ăn uống tại các nhà hàng phân khúc cao cấp.

Báo cáo thị trường kinh doanh F&B tại Việt Nam năm 2023 cũng cho thấy người Việt đang có xu hướng ăn ngoài thường xuyên hơn. Có tới 17,1% thực khách ra ngoài ăn hàng ngày và gần 29% khách thừa nhận ra ngoài ăn 3-4 lần/tuần.

Nhu cầu ăn uống bên ngoài của nam giới cao hơn thực khách nữ, với tỷ lệ lần lượt là 21,1% và 14,4%.

Năm 2023 chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ từ cơ cấu chi tiêu của thực khách. Báo cáo của iPOS cho thấy người tiêu dùng cũng mạnh tay chi tiêu hơn cho các dịch vụ ăn uống, không chỉ hẳn là dịp đặc biệt. Đây cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành kinh doanh nhà hàng trung và cao cấp, không chỉ bởi số lượng gia tăng tương ứng của nhóm khách hàng trung lưu, mà còn từ hiệu ứng giải thưởng Michelin tại Việt Nam.

Đồng thời, doanh thu thị trường ăn ngoài tại Việt Nam đã phục hồi sát mốc trước dịch COVID-19, với 538.500 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận