Giá nguyên liệu thế giới: Phân hóa mạnh
Đà tăng mạnh của 6 trên 7 mặt hàng nông sản đã hỗ trợ chỉ số chung MXV- Index bất chấp lực bán áp đảo trên cả 3 thị trường còn lại là nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Đóng cửa, giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 5.300 tỷ đồng, cao hơn 17% so với mức trung bình ghi nhận trong tuần trước.
Đậu tương kết thúc chuỗi giảm giá 4 phiên liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, giá đậu tương đã tăng mạnh hơn 2,5%, chấm dứt chuỗi 4 phiên liên tiếp suy yếu. Triển vọng nhu cầu tích cực đối với đậu tương Mỹ của Trung Quốc là thông tin đã hỗ trợ giá.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu 5,3 triệu tấn đậu tương từ Brazil, thấp hơn 16% so với mức 6,3 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.
Theo các thương nhân, Trung Quốc đã tận dụng vụ thu hoạch đậu tương kỷ lục tại Brazil và giá rẻ để đẩy mạnh mua hàng vào đầu năm. Tuy nhiên, việc thu hoạch của Brazil bị trì hoãn đã làm chậm các chuyến hàng, trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm tra đậu tương nhập khẩu vào tháng trước khiến nhập khẩu tiếp tục bị ảnh hưởng.
Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Brazil mới chỉ đạt 9,21 triệu tấn, thấp hơn 28% so với mức 12,7 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu thấp hơn từ Brazil đang là cơ hội cho Mỹ đẩy mạnh bán hàng. Nhập khẩu đậu tương có nguồn gốc Mỹ của Trung Quốc trong tháng 4 tiếp tục tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 1,82 triệu tấn.
Lũy kế xuất khẩu đậu tương từ Mỹ đến Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt 18,24 triệu tấn, cao hơn so với mức 15 triệu tấn trong năm 2022. Điều này cho thấy triển vọng nhu cầu tích cực từ Trung Quốc đối với đậu tương Mỹ.
Triển vọng tiêu thụ mờ nhạt gây sức ép lên giá kim loại
Ở chiều ngược lại, trên thị trường kim loại cơ bản, giá 2 mặt hàng kim loại chủ chốt là đồng và quặng sắt đều chịu sức ép do triển vọng tiêu thụ mờ nhạt tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Kết phiên, giá đồng COMEX giảm 1,26% xuống 3,68 USD/pound và giá sắt giảm 3,07% xuống 102,14 USD/tấn.
Hôm qua, các ngân hàng Trung Quốc đã thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) trong tháng thứ 9 liên tiếp.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, động thái giữ nguyên lãi suất của các ngân hàng Trung Quốc cho thấy các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ vẫn còn hạn chế. Do đó, nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng chậm trong ngắn hạn và sức tiêu thụ các mặt hàng chưa có sự bứt phá.
Hơn nữa, triển vọng tiêu thụ kim loại công nghiệp trở nên kém sắc hơn do lo ngại hoạt động sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc có thể bị gián đoạn, khi căng thẳng thương mại gia tăng giữa hai nước. Trong động thái mới nhất, Bắc Kinh hôm Chủ nhật vừa qua đã cấm công ty Micron của Mỹ bán chip bộ nhớ cho các ngành công nghiệp quan trọng trong nước do lo ngại về an ninh.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giải pháp tăng thị phần rau quả Việt Nam tại thị trường Anh

Giá xăng dầu tiếp tục hạ nhiệt

Nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo, Indonesia xác nhận chọn nguồn cung từ Việt Nam và Thái Lan

Tăng 3 tuần liên tiếp, giá dầu lên mức đỉnh 10 tháng

Giá hàng hoá nguyên liệu trong xu hướng giằng co

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thu hút các nhà nhập khẩu tại hội chợ quốc tế tại Úc

Người dân Đan Mạch duy trì thói quen tiết kiệm điện

EU siết nhập nhiều sản phẩm nông nghiệp liên quan đến phá rừng, suy thoái rừng
Đọc nhiều / Mới nhận

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
