Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3

Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Sở Y tế tại Công văn số 2647/SYT-NVY ngày 14/6/2024 về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ năm 2024.

Công văn số 3607/SYT-NVY ngày 02/8/2024 về việc tăng cường công tác đảm bảo đáp ứng y tế trong mùa mưa bão, lũ lụt năm 2024; Công văn số 278/SYT-NVY ngày 05/9/2024 của Sở Y tế về triển khai công tác phòng, chống lụt bão cơn bão số 3 và mưa lũ năm 2024.

Các bệnh viện tuyến TP, bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư trang thiết bị, cơ số thuốc để tham gia cứu nạn, nhận và triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khi có yêu cầu của cấp trên.

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3
Ngành Công Thương tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

Các đơn vị kiện toàn các đội cấp cứu cơ động, đội phẫu thuật cơ động, sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nghiêm túc thực hiện công tác ứng trực, đáp ứng y tế theo quy định.

Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp với phòng y tế và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đảm bảo nước sạch. Các đơn vị cấp phát cơ số thuốc để kịp thời điều trị đối với một số bệnh thường gặp mùa mưa bão (da liễu, tiêu hóa, mắt, sốt xuất huyết…) trên địa bàn theo phương án 4 tại chỗ, nhất là đối với các địa phương xảy ra ngập úng.

Mặt khác, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức về công tác nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh thường gặp mùa bão lũ.

Các đơn vị tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín. Cùng với đó, các đơn vị tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chủ động công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trung tâm y tế quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động. CDC Hà Nội cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt, công tác thu gom, xử lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế hoặc trong các khu vực ngập úng, khu vực nguy cơ.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ người dân vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng đến tay người dân.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận