Hàng chục doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Hàn tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước

Hơn 20 doanh nghiệp nước ngoài là các nhà sản xuất lớn đến từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã tìm kiếm nhà cung ứng nội địa với hơn 350 chi tiết linh kiện thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác...
Thu giữ 27.000 linh kiện, phụ kiện điện thoại di động không rõ nguồn gốc Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về ngành công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện lần thứ 19 Quy định việc xác định nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm CNTT được miễn thuế nhập khẩu Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 9,4%, ngành phân bón, linh kiện giảm mạnh

Ngày 25/8, Sở Công Thương phối hợp Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp và Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ lần thứ sáu năm 2023.

Ngày hội năm nay có chủ đề “Kết nối các cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”, mục đích tạo cơ hội kết nối trực tiếp giữa các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn của Việt Nam có nhu cầu nội địa hóa.

Hàng chục doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Hàn tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước
Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ lần thứ sáu năm 2023 thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến từ các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... tham gia tìm kiếm các nhà cung cấp tại Việt Nam

Trong Ngày hội, 22 doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối với tư cách là nhà mua hàng để tìm kiếm các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước thuộc các lĩnh vực nói trên.

Các nhà mua hàng này là các tập đoàn lớn đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… như SamSung Electronics Việt Nam, Techtronic Tools Việt Nam (TTI), TNHH Nidec Powertrain System Việt Nam, Mabuchi Motor Việt Nam, Sharp Manufacturing Vietnam, Won Seal Tech, Konica Minolta,…

Ngoài các lĩnh vực nói trên, các doanh nghiệp FDI và sản xuất công nghiệp đầu cuối còn tìm kiếm các lĩnh kiện thuộc lĩnh vực 3D trên chất liệu carbon, robot và tự động hóa nhà máy, thiết bị truyền tự động, tự động hóa công nghiệp. Tất cả là các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

Khoảng 100 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sự kiện này với tên gọi “Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 – Sourcing Fair Supporting Industries 2023 (SFS 2023)” đã tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của các nhà sản xuất công nghiệp có chiến lược nội địa hóa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từ đó cải tiến và tìm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng chục doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Hàn tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong nước
Khoảng 100 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia để tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của các nhà sản xuất

Ông Kazutomi Miura, Trưởng Văn phòng đại diện của Takara Industry Co., LTD tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đây là lần đầu tiên công ty tham gia hoạt động kết nối này với mục tiêu tìm kiếm thêm nhà cung cấp sản phẩm ép nhôm, nhựa. “Chúng tôi hiện có 3 nhà cung cấp tại Việt Nam song để đa dạng nguồn cung, chúng tôi cần thêm những sản phẩm về gia công cơ khí và ép nhựa”, ông Kazutomi Miura chia sẻ.

Trong khi đó Techtronic Industries là doanh nghiệp đã tham gia tích cực Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ các năm qua. Thông tin tại sự kiện năm nay, bà Sabrina Anh Tran, Giám đốc mua hàng của Techtronic Industries - cho biết: Hiện tại chúng tôi đang tập trung tìm kiếm các nhà cung cấp cho các thành phần kim loại, gia công tiện và phay, dập kim loại, đúc khuôn, các bộ phần của động cơ... nhằm hỗ trợ việc mở rộng sản xuất của các đơn vị kinh doanh và các ngành hàng (BU) của Techtronic Industries tại Việt Nam.

Về quy mô nhà cung cấp, Techtronic Industries đang tìm kiếm các nhà cung cấp có khả năng tích hợp các quy trình công nghiệp theo chiều dọc để có thể hỗ trợ nhiều công đoạn và quy trình sản xuất lắp ráp. Điều này sẽ giúp các nhà cung cấp có thể kiểm soát chất lượng của tất cả các quy trình cũng như đảm bảo chi phí cạnh tranh.

“Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã hợp tác với Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) để tìm kiếm và xây dựng danh sách nhà cung cấp đạt chuẩn tại Việt Nam và đã thành công trong việc tìm ra nhiều nhà cung ứng nội địa đạt tiêu chuẩn”, bà Sabrina Anh Tran nói thêm.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, hội nghị được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ liên kết để thực hiện các hợp đồng gia công, tăng khả năng tiếp cận với các đối tác, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong – ngoài nước và các nhà đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Qua 6 lần tổ chức, hội nghị đã cập nhật nhu cầu thị trường, công nghệ sản xuất mới, các tiêu chuẩn mới từ các nhà mua hàng là các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối… có nhu cầu nội địa hóa, mở rộng chuỗi cung ứng, phát triển các chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công có liên quan với Trung Quốc đã được ghi nhận thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều tổ chức chính phủ tại Đông Nam Á trong một chiến dịch do nhà nước hậu thuẫn mang tên "Crimson Palace", cho thấy sự mở rộng phạm vi hoạt động gián điệp không gian mạng của Trung Quốc.
Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Ngày 10/9/2024, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 9 với 79 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Trong đó có 7 lỗ hổng mức Nghiêm trọng và 71 lỗ hổng mức độ Cao. Ngoài ra, Microsoft cũng đã khắc phục được 4 lỗ hổng zero-day đang bị khai thác trong thực tế.
Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấp.
Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Nhóm APT Volt Typhoon từ Trung Quốc khai thác lỗ hổng zero-day trên Versa Director nhằm tấn công lĩnh vực IT ở Mỹ và trên toàn cầu

Nhóm APT Volt Typhoon từ Trung Quốc khai thác lỗ hổng zero-day trên Versa Director nhằm tấn công lĩnh vực IT ở Mỹ và trên toàn cầu

Chuỗi tấn công của chiến dịch này nổi bật với việc khai thác lỗ hổng để triển khai một webshell độc hại có tên VersaMem (tên tệp “VersaTest.png"), được thiết kế nhằm giám sát và thu thập thông tin xác thực trong các gói tin, cho phép đối tượng tấn công truy cập vào mạng của các khách hàng dưới danh nghĩa người dùng hợp lệ, gây ra một cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận