Hành trình 66 năm đi cùng nhịp sống thị trường

Suốt chiều dài 66 năm xây dựng và phát triển, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, không ngừng phấn đấu, nỗ lực để thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng 66 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường Giao lưu bóng đá giữa Công đoàn Cơ quan Tổng cục QLTT và Công đoàn Cục QLTT Hải Phòng Ngăn chặn trục lợi trong kinh doanh thiết bị điện mùa nắng nóng QLTT TP. Hồ Chí Minh: Nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn, ngăn ngừa vi phạm

Những mốc son quan trọng

Ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban QLTT Trung ương và các ban QLTT tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây chính là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của lực lượng QLTT hiện nay. Thời điểm này, QLTT chưa có chức năng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại trên thị trường. Nhiệm vụ chủ yếu giữ ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân trong giai đoạn khắc phục, cải tạo và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ngày 16/7/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 190/CP thành lập Ban Chỉ đạo QLTT Trung ương thuộc Hội đồng Bộ trưởng để hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác QLTT. Sau ngày miền Nam giải phóng, số người tham gia buôn bán tăng nhanh, xuất hiện tình trạng trốn thuế, đầu cơ, buôn lậu kinh doanh trái phép. Ngày 23/11/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 188/HĐBT về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và QLTT, trong đó khẳng định thiết lập trật tự mới xã hội chủ nghĩa trên thị trường là một nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban QLTT Trung ương và các ban QLTT tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước

Ngày 2/10/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 249/HĐBT về tổ chức lực lượng chuyên trách kiểm tra, kiểm soát thị trường. Theo đó, các Đội QLTT trực thuộc Ban Chỉ đạo QLTT các tỉnh, thành phố, đặc khu và cấp huyện, quận, thị xã được thành lập. Từ đây, lực lượng thường trực chuyên trách kiểm tra, kiểm soát thị trường hình thành trên khắp các địa bàn cấp huyện trong cả nước.

Thực hiện đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), nền kinh tế tuy được cải thiện xong vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật. Trước tình hình đó, tháng 8/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành các quyết định thành lập Ban công tác Đặc nhiệm chống buôn lậu và QLTT ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ban công tác Đặc nhiệm chống buôn lậu ở các tỉnh phía Bắc do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Các Ban Công tác Đặc nhiệm này được tổ chức thành các Đội công tác Đặc nhiệm liên ngành hoạt động theo từng thời gian và trên một số địa bàn trọng điểm nhằm kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu.

Ngày 6/12/1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 398/HĐBT hợp nhất Ban Chỉ đạo QLTT Trung ương, Ban công tác Đặc nhiệm phía Bắc và phía Nam thành Ban Chỉ đạo QLTT Trung ương với nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo công tác QLTT, chống đầu cơ buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác.

Ngày 25/4/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/CP giao Bộ Thương mại có trách nhiệm thống nhất chỉ đạo công tác QLTT cả nước, đồng thời chuyển giao bộ máy làm việc thuộc Ban Chỉ đạo QLTT Trung ương sang Bộ Thương mại. Ngày 23/1/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức QLTT, trong đó xác định QLTT là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ trung ương đến huyện có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

Đây là mốc quan trọng đánh dấu lực lượng QLTT cả nước tổ chức có hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Ngày 3/1/1996, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 12/NQ-TW về thương nghiệp, trong đó định hướng xây dựng lực lượng QLTT theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ hơn.

Kể từ khi được thành lập, lực lượng QLTT luôn làm tốt công tác thường trực giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở Trung ương và địa phương, đóng góp nhiều thành tích trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Để tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành của Trung ương và địa phương, ngày 27/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/2001/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại ở Trung ương (Ban Chỉ đạo 127-TW) do Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Trưởng ban, Ủy viên là Thứ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cục QLTT được giao thêm nhiệm vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127-TW, các Chi Cục QLTT được giao thêm nhiệm vụ là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 127 địa phương.

Thời gian này lực lượng QLTT đã làm tốt công tác thường trực giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở Trung ương và địa phương, tổ chức tốt sự phối hợp giữa các Bộ ngành, các lực lượng chức năng giữa Trung ương và chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Ngày 8/3/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Pháp lệnh Quản lý thị trường. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng của lực lượng. Theo đó, lực lượng QLTT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung thống nhất, là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, về đo lường, về giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mô hình tổ chức mới: Tập trung thống nhất trong thực thi nhiệm vụ

Mô hình tổ chức QLTT hoạt động theo cấu trúc ngang bao gồm các Chi cục thuộc Sở Công Thương ở các tỉnh, thành phố đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định thị trường nội địa. Tuy nhiên, tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã phát triển ở mức độ tinh vi, phức tạp hơn. Hành vi vi phạm không chỉ ở địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh mà có phạm vi rộng hơn, liên tỉnh, liên vùng, thậm chí móc nối với các đối tượng ở nước ngoài để thực hiện các hành vi vi phạm. Nhận thấy những bất cập tồn tại, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng Cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Tổng Cục được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Ngay khi được thành lập, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT đã bắt tay vào khắc phục các bất cập của mô hình tổ chức cũ bị phân tán, cắt khúc theo vùng lãnh thổ. Cùng với đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Hành trình 66 năm đi cùng nhịp sống thị trường
Với sức mạnh của mô hình mới, Tổng Cục QLTT đã tiến công vào những điểm nóng, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được

Với sức mạnh của mô hình mới, Tổng Cục QLTT đã tiến công vào những điểm nóng, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được. Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa phương như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang... đã được lực lượng QLTT phát hiện, xử lý nghiêm. Lực lượng QLTT đã thực sự phát huy vai trò, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường.

Thực tế đã minh chứng việc tinh giản bộ máy không làm yếu đi vai trò chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mà còn giúp lực lượng QLTT ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp, đủ sức “đánh vào những tổ chức đã thành hệ thống, những trung tâm đầu nậu, trọng điểm về buôn lậu hàng gian, hàng giả”.

Trong suốt 66 năm xây dựng và phát triển, lực lượng QLTT cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Bước chân vào hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều mặt trái của thị trường đòi hỏi phải có phương thức mới trong tiếp cận, đấu tranh và xử lý. Nắm bắt thực tế này, Tổng Cục QLTT đã chủ động phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó là công cụ đi đầu tạo ra bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến nay, lực lượng QLTT đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác QLTT, đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cơ sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; hệ thống xử phạt vi phạm hành chính, hệ thống hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những thuận lợi thì cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Để làm tốt công tác này, lực lượng QLTT tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chính quyền địa phương.

Đồng thời, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh nổi cộm trên thị trường. Đặc biệt, xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, để hướng tới xây dựng một lực lượng Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ và người dân.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần sự phối hợp của nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng

Chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần sự phối hợp của nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng

Thời gian qua, các lực lượng thực thi đã xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan và Quản lý thị trường đã và đang trở thành lực lượng quan trọng trong công tác này.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Khó khăn trong công tác xử lý vi phạm

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Khó khăn trong công tác xử lý vi phạm

Kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (gọi tắt: thuốc lá thế hệ mới) nhập lậu đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong khi đó, lực lượng QLTT lại không thể xử phạt mạnh tay các hành vi vi phạm do chưa được áp dụng Luật Phòng, Chống tác hại thuốc lá hiện hành.
Sẽ kiểm tra toàn diện nền tảng TikTok tại Việt Nam từ ngày 15/5

Sẽ kiểm tra toàn diện nền tảng TikTok tại Việt Nam từ ngày 15/5

Tại cuộc họp báo ngày 5/5, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đơn vị này đã lập kế hoạch kiểm tra, danh sách thành viên của đoàn và gửi công văn cho các bộ, ngành liên quan để cử người.
Lắng đọng, lan tỏa cùng những dòng cảm xúc của khách tham quan nhận diện sâm Ngọc Linh

Lắng đọng, lan tỏa cùng những dòng cảm xúc của khách tham quan nhận diện sâm Ngọc Linh

Những dòng cảm xúc, những lời chia sẻ của khách tham quan, người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận khi đến với Phòng Trưng bày chuyên đề “Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường” sẽ là lời khích lệ, động viên để chúng tôi - những người làm công tác Quản lý thị trường có thêm động lực để làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trạng thái “Bình thường mới”

Đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trạng thái “Bình thường mới”

Phát triển kinh tế (PTKT) nhanh và bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hóa luôn là một yêu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến khó lường. Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức được tầm quan trọng của đường lối PTKT nhanh và bền vững trong trạng thái “bình thường mới”, các chính sách PTKT trong trạng thái “bình thường mới” đã và đang đạt được mục tiêu đề ra, thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển của cả dân tộc. Với ý nghĩa thiết thực đó, hơn lúc nào cộng đồng dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước chung tay góp sức đấu tranh, phản bác chống lại những luận điệu xuyên tạc về PTKT nhanh và bền vững trong trạng thái “bình thường mới”.
Phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" hút khách thăm quan

Phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" hút khách thăm quan

Ngày 12/4, tại số 62 Tràng Tiền, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường chính thức mở Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện đúng Sâm Ngọc Linh trên thị trường”. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 18/4/2023 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan Thủ đô.
Đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Mục tiêu cuối cùng của công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại là bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Kiên quyết bài trừ mỹ phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường

Chỉ tính riêng trong năm 2022, hàng vạn sản phẩm thuộc lĩnh vực hóa, mỹ phẩm đã bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tránh những tiềm ẩn rủi ro đáng tiếc về sức khỏe cho những người không may sử dụng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Ngày Lễ Thất Tịch ăn gì, làm gì để gặp may mắn

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Quảng Ninh thuộc TOP 3 địa phương có doanh thu du lịch từ 10.000 tỷ đồng trở lên

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam - đối tác quan trọng của Isarel tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Đài Loan: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong Quý II giảm 6,58% so với cùng kỳ

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Petrolimex được vinh danh Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Giá hàng hoá nguyên liệu tiếp tục giảm mạnh

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra vụ việc buôn bán đồng hồ đeo tay giả mạo nhãn hiệu

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Hoa Kỳ mở cửa thị trường với quả dừa sọ Việt Nam

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng

Xử phạt trên 300 triệu đồng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm về chất lượng