Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Với các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9 năm 2022 Vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu Hạt nhựa HDPE Việt Nam xuất khẩu sang Philippines không bị áp thuế tự vệ

Trong bối cảnh xung đột thương mại, xung đột địa chính trị giữa một số nước diễn biến phức tạp kéo theo xu thế bảo hộ thương mại tại nhiều nước tiếp tục duy trì, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đây là nội dung được Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin tại Hội thảo cung cấp thông tin về các vụ việc đã xử lý phòng vệ thương mại do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại
Hội thảo cung cấp thông tin về các vụ việc đã xử lý phòng vệ thương mại do Cục Phòng vệ thương mại

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, năm 2022 hoạt động thương mại quốc tế chịu nhiều tác động từ ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột thương mại, quân sự, kéo theo các chi phí nhiều loại hàng hóa đầu vào, chi phí vận tải tăng cao; nhiều quốc gia tiếp tục duy trì cách biện pháp cách ly, giãn cách xã hội gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp tới các hoạt động về phòng vệ thương mại trong nước. Cụ thể một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục là đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; gia tăng các vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động của một số ngành sản xuất trong nước có sự biến động dẫn đến việc cần xem xét khả năng sử dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu.

Cũng theo ông Trung, Việt Nam là quốc gia có quy mô xuất khẩu tăng trưởng mạnh thời gian qua (trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 20 trên thế giới). Vì vậy, số lượng các vụ việc áp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, các nước đã tiến hành điều tra 16 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng. Điển hình như trong vụ Hoa Kỳ rà soát thuế chóng bán phá giá đối với cá tra-basa và tôm của Việt Nam với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế; Hoa Kỳ giảm thuế chóng bán phá giá với sản phẩm mật ong của Việt Nam; Mexico áp dụng thuế chóng bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ của Việt Nam với mức thuế tương đối thấp; Philippines chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu, chuyển sang áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam với nhiều doanh nghiệp có mức thuế thấp.

Những kết quả này đã góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada…

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Song Phó Cục trưởng Chu Thắng Trung cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý để hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại. Các quốc gia thường xuyên khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ; số vụ việc do EU khởi xướng có xu hướng giảm, tuy nhiên đây vẫn là khu vực quan tâm đặc biệt tới hoạt động phòng vệ thương mại, do đó doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý về truy xuất nguồn gốc, cạnh tranh về giá cả và đặc biệt phải thận trọng với hàng chuyển tải, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước thứ ba để giảm thiểu rủi ro không cần thiết.

Trong năm 2022, Việt Nam cũng đã điều tra phòng vệ thương mại đối với nhiều mặt hàng. Cụ thể, trong tháng 9/2022 đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn ghế nội thất; chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phân bón DAP/MAP. Tháng 8/2022, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh đối với một số sản phẩm đường mía, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm vật liệu hàn và tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H...

“Đối với hoạt động nhập khẩu, Bộ Công Thương không khởi xướng điều tra vụ việc phòng vệ thương mại mới nhưng dựa trên kết quả điều tra theo quy định pháp luật đã quyết định áp dụng 3 biện pháp phòng vệ thương mại, ngừng áp dụng 2 biện pháp phòng vệ thương mại và tiến hành rà soát việc áp dụng 7 biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng, nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước”, Phó Cục trưởng khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của EVN

Doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh, RON 95 vượt 21.000 đồng một lít

Giá xăng và dầu đồng loạt tăng mạnh từ 990-1.260 đồng ngày hôm nay (10/10). Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng RON 95 lên mức hơn 21.000 đồng/lít.
Giá dầu thế giới lao dốc sau khi EIA hạ dự báo về thâm hụt nguồn cung

Giá dầu thế giới lao dốc sau khi EIA hạ dự báo về thâm hụt nguồn cung

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/10, thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ. Trong đó, giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh xóa sạch mức tăng thiết lập đầu tuần trước sau khi Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) hạ dự báo về tình trạng thâm hụt nguồn cung.
Giá kim loại đồng loạt tăng, giá cà phê, ca cao lao dốc mạnh

Giá kim loại đồng loạt tăng, giá cà phê, ca cao lao dốc mạnh

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua (30/9-6/10) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,91% lên 2.252 điểm.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều hành ngày 3/10/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều hành ngày 3/10/2024

Theo đó, xăng E5RON92 được niêm yết giá bán mới, không cao hơn 18.850 đồng/lít (giảm 770 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 953 đồng/lít. Xăng RON95-III không cao hơn 19.803 đồng/lít (giảm 715 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế: Giá kim loại đồng loạt tăng mạnh

Kết thúc ngày giao dịch 24/9, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá nhờ sự hỗ trợ của yếu tố vĩ mô, đặc biệt là động thái kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Trước tình hình giá cà phê tăng cao, Chính phủ Algeria đã ban hành nghị định số 24-279 ngày 20/8/2024 quy định giá trần đối với cà phê tiêu thụ và biên độ lợi nhuận trần khi nhập khẩu cũng như phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này trên thị trường sở tại.
Số liệu kinh tế yếu kém của Eurozone gây sức ép lên giá dầu

Số liệu kinh tế yếu kém của Eurozone gây sức ép lên giá dầu

Giá dầu đi xuống trong phiên 23/9 do những lo ngại về nhu cầu sau các số liệu kinh tế không mấy lạc quan của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Trung Quốc.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận