Khách du lịch đến Ninh Thuận đạt 200% so với kế hoạch

Năm 2023, hoạt động du lịch (DL), dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được phục hồi và tăng trưởng cao. Tổng lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng đến tỉnh ước đạt 2,9 triệu lượt khách, đạt 107,4% kế hoạch, tăng 20,8% so cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế 40.000 lượt khách, đạt 200% so với kế hoạch, tăng 239% so cùng kỳ.
Bộ trưởng Công Thương gợi mở nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế, thương mại Ninh Thuận phát triển Gần 36.000 bao thuốc lá vi phạm bị tiêu hủy tại Ninh Thuận Ninh Thuận siết chặt công tác quản lý kinh doanh xăng dầu và gas Ninh Thuận: Ra quân triệt phá hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thị trường dịp cuối năm

Cùng với đó, công suất sử dụng phòng đạt 65% trong những ngày lễ, tết đạt 80-100%. Thu nhập xã hội từ hoạt động DL đạt 2.300 tỷ đồng.

Có được kết quả trên, từ đầu năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DL; trọng tâm là triển khai tổ chức các hoạt động DL; Đề án phát triển DL Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển DL Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030... Tổ chức, tham gia các sự kiện DL quy mô liên vùng, quốc gia. Điển hình như: Tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023; Ngày Văn hóa, DL Ninh Thuận tại Cần Thơ; phối hợp tổ chức đón đoàn của các hãng lữ hành quốc tế đến tham quan, khảo sát sản phẩm DL tại Ninh Thuận trong sự kiện ITE-HCMC 2023; phối hợp Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đón Đoàn doanh nghiệp (DN) Ấn Độ khảo sát điểm đến DL Ninh Thuận và tổ chức chương trình gặp gỡ năm 2023; ký kết hợp tác DL với các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa... thông qua các sự kiện đã giúp quảng bá, giới thiệu tiềm năng DL đến với du khách, thu hút du khách đến với Ninh Thuận.

Khách du lịch đến Ninh Thuận đạt 200% so với kế hoạch

Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh các loại hình dịch vụ DL được đẩy mạnh. Ngành DL đã có nhiều nỗ lực để hồi phục hoạt động DL, cùng với đó, hệ thống sản phẩm DL liên tục được làm mới, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm đa dạng, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ DL được cải thiện; các DN DL trong tỉnh đầu tư, nâng cấp điểm tham quan phục vụ cho du khách tại: Vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, vườn nho, tháp Po Klong Garai, làng sen Mỹ Nghiệp, làng bích họa Hòn Thiên, Khu DL sinh thái cộng đồng Núi Chúa,... với nhiều sự trải nghiệm thú vị cho khách, tạo sức lan tỏa, quảng bá hình ảnh DL Ninh Thuận, thu hút du khách. Đồng thời, các DN triển khai nhiều gói sản phẩm DL mới, hấp dẫn, cùng với các chương trình giảm giá kích cầu DL phù hợp, thu hút lượng lớn khách DL từ các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên đến tỉnh tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là vào các ngày lễ, tết.

Năm 2024, ngành DL tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển DL Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn năm 2024, nhằm góp phần phục hồi, tăng trưởng ngành DL. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án DL trọng điểm. Hỗ trợ, khuyến khích các DN DL xây dựng các sản phẩm DL mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao; đặc biệt là khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển DL, tạo sản phẩm DL mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận. Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến, quảng bá DL Ninh Thuận thông qua các hội chợ, hội nghị, hội thảo; các kênh truyền thông như: Báo chí, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội; các sự kiện văn hóa, thể thao và DL trong và ngoài tỉnh; phát hành ấn phẩm về DL Ninh Thuận... nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người và danh lam thắng cảnh DL Ninh Thuận; đặc biệt là giới thiệu Ninh Thuận là điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh việc liên kết hợp tác phát triển DL với các tỉnh, thành phố, các hãng hàng không.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận