Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá

Nhiều chuyên gia đồng tình với chủ trương không mua bán điện mặt trời mái nhà. Việc này sẽ áp dụng trong thời gian ngắn từ 3-5 năm, sau đó tính toán để tính giá.
Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu Đề xuất tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho phát triển điện mặt trời mái nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Triển khai Quy hoạch Điện VIII và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu với mục tiêu tạo cơ sở, hành lang pháp lý để thực hiện đạt mục tiêu, định hướng phát triển đối với nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được quy định tại Quy hoạch Điện VIII.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện bao nhiêu thì sản xuất (hay lắp đặt) bấy nhiêu, sản xuất để đủ dùng. Ảnh: Nam Trần

Tại dự thảo, Bộ Công Thương nêu rõ, “tự sản, tự tiêu” là tự sản xuất, rồi tự tiêu thụ, hay nói cách khác là tự cung, tự cấp. Như vậy, đối với vấn đề sử dụng điện, lợi ích ở đây là cho chính người dùng điện được chủ động một phần nguồn điện cho mục đích tự sử dụng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia. Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện bao nhiêu thì sản xuất (hay lắp đặt) bấy nhiêu, sản xuất để đủ dùng, nếu thiếu thì nhà nước cấp bù thêm và không khuyến khích lắp đặt thừa công suất để phát lên hệ thống điện quốc gia.

Như vậy, ở góc độ nhà nước, người dân và doanh nghiệp, việc xây dựng hay lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sản, tự tiêu không phải là đầu tư để kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận mà là mua sự tiện ích, sự chủ động trong việc sử dụng điện.

Hiện nay, dự thảo Nghị định gồm 3 Chương, 11 Điều đang được Bộ Công Thương tổ chức lấy ý ‎kiến rộng rãi. Những ngày qua, xung quanh dự thảo Nghị định, một trong những nội dung được thảo luận, trao đổi nhiều nhất là việc có hay không việc mua bán điện mặt trời mái nhà.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu quan điểm: Đồng tình với Bộ Công Thương về quy định “ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng" khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích - chi phí và các hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới

Chia sẻ quan điểm về nội dung này, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, dự thảo Nghị quy định cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu chủ yếu tập trung vào cơ chế quản lý điều hành và khuyến khích cho 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được phát triển đến năm 2030 theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 phê duyệt Quy hoạch Điện VIII. Song, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, cơ chế khuyến khích cần đảm bảo quản lý điều hành trong ngắn và trung hạn, nhưng cần có tầm nhìn bao quát, có thể phát huy tác dụng trong dài hạn và tránh các hiểu lầm về ý nghĩa “khuyến khích”.

Hiện nay hầu như các hộ lắp điện mặt trời mái nhà đều có nhu cầu mua điện, ngoài phần tự phát, nhu cầu nối lưới. Đây là hợp lý, tự nhiên. Việc không chấp nhận cho điện mặt trời mái nhà đấu nối làm cho các hệ thống điện mặt trời mái nhà phải lắp bộ chống phát ngược (zero export) dẫn đến lãng phí xã hội, đồng thời tạo ra nhiều bất lợi về kỹ thuật và khả năng vận hành lâu dài của các hệ thống điện mặt trời mái nhà (hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ giảm tuổi thọ đáng kể nếu bị ngắt quá nhiều bởi chức năng chống phát ngược).

Do vậy, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích - chi phí và các hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới, chúng tôi đồng tình với Bộ Công Thương về quy định “ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng””.

Quy định đó bao hàm, “ghi nhận” nghĩa là giá trị tài sản xã hội đó được xác nhận là đóng góp (hoặc tác động bất lợi) đối với bên cung cấp điện, như vậy cần có những tính toán cụ thể về “lợi và hại” của sản lượng điện này.

Ví dụ, mặt lợi là giảm đầu tư nguồn mới, giảm được chi phí truyền tải phân phối, giảm phát thải khí nhà kính... Trong khi đó, mặt hại là phải tiết giảm/ngừng các tổ máy phát điện có hiệu quả kinh tế, tăng chi phí điều độ, điều áp dưới tải... do dư thừa nguồn vào thấp điểm trưa và không phát vào cao điểm chiều - TS. Nguyễn Anh Tuấn dẫn chứng và cho biết, với những giá trị ghi nhận kể trên trước mắt, có thể được Chính phủ cho phép hạch toán vào chi phí đầu tư cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, không được coi là lợi nhuận của bên cung cấp điện. Cần có những giải thích rõ ràng để tránh suy diễn, kích động với chính sách.

Cùng đó, việc sử dụng cụm từ “giá 0 đồng” thời điểm này chỉ là tạm thời và thận trọng, chống trục lợi chính sách trong khi chưa có những kinh nghiệm thực tế áp dụng, vì vậy kiến nghị trong dự thảo Nghị định cần có quy định về thời gian áp dụng mức giá 0 đồng này, trước mắt có thể là giai đoạn ba năm 2024-2027. Ngoài ra, TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng đề xuất, Bộ Công Thương nên tiếp tục cho nghiên cứu tính toán, đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí về kỹ thuật, tác động về pháp lý, kinh tế-xã hội để giai đoạn sau có quy định giá hợp lý. Khi đó Nhà nước có thể quy định mức giá cao, thấp hoặc giá âm, tùy thời điểm, tùy khu vực địa lý.

Đáng chú ý, đưa ra các góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị định về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, TS. Nguyễn Anh Tuấn đề xuất nên có quy định các chính sách hỗ trợ, mang lại các ưu đãi cho các đối tượng cần khuyến khích khi phát triển điện mặt trời mái nhà (ví dụ như vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo, khu vực có yếu tố thời tiết ít thuận lợi trong khi nhu cầu phụ tải cao, hoặc truyền tải điện khó khăn). Tại các khu vực địa lý này, có thể cho phép dùng cơ chế bù trừ (net-metering). Có thể quy định mức phát lên lưới không vượt quá 20-30% phụ tải tự tiêu thụ; cũng có thể quy định cơ chế bù trừ khi phát vào lưới 3 kWh được trừ 1 kWh mua điện... Cần có tính toán cụ thể để xác định.

Không mua bán điện mặt trời mái nhà: Nên áp dụng trong thời gian ngắn, sau đó tính giá
Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng nhất trí với sự cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu. Ảnh minh họa

Chung quan điểm, PGS Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí Đại học Bách Khoa cũng cho rằng, trong vòng 5 năm tới, không có việc mua bán và thương mại trong việc phát triển điện mặt trời áp mái. Ông lý dẫn chứng, Nhật Bản mất 40 năm để phát triển năng lượng tái tạo và đến nay tổng công suất của năng lượng tái tạo của Nhật trong lưới điện quốc gia dao động trong khoảng 30 - 40%. Tại Việt Nam, chỉ trong vòng 6 năm, tổng công suất của các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đạt 28,5%. Đây là một áp lực khủng khiếp lên lưới điện quốc gia và Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thể nào điều độ được.

Chưa kể, hiện nay toàn bộ hệ thống nhiệt điện bây giờ luôn luôn phải chạy ép để nhường lưới điện cho năng lượng tái tạo mà năng lượng mặt trời là năng lượng phi tuyến, chỉ cần một đám mây đi qua là lập tức tải tụt xuống ngay. Do vậy, thời điểm này chúng ta không thể đưa đấu nối ở các dự án ngoài Quy hoạch điện VIII, bởi sẽ làm cho hệ thống lưới điện không ổn và cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưới điện quốc gia.

Trước đó, vào ngày 4/5, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định quy định cơ chế chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Qua thảo luận, tại Hội thảo các đại biểu cùng nhất trí về sự cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu bởi thông qua việc phát triển điện mặt trời áp mái chúng ta có cơ hội bổ sung nguồn cho hệ thống điện quốc gia, nhất là vào thời kỳ cao điểm; có cơ hội bổ sung khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao và tăng nhanh.

Các đại biểu cũng cho rằng, chính sách cũng sẽ góp phần giảm áp lực đầu tư từ nhà nước, đồng thời khai thác phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội, nói cách khác là huy động các nguồn lực ngoài xã hội để đầu tư phát triển cho nguồn điện cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của đất nước, cùng với đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng của các đối tượng sử dụng điện. Hơn thế nữa, thông qua việc khuyến khích phát triển nguồn điện này sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2050.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận