Kiêng gì đầu năm để tránh vận rủi, đón vận may

Các cụ đã dạy: "Có kiêng có lành", vì vậy, biết được những điều nên kiêng cữ đầu năm, chúng ta sẽ tránh không phạm vào, nhờ vậy, cả năm sẽ suôn sẻ, thuận lợi và hanh thông.
Vì sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi 10 vụ tấn công mạng và xâm phạm dữ liệu hàng đầu năm 2023 Ngắm Cung điện triệu đô trong Đại nội Huế đầu năm mới Hà Nội đón hơn 2,1 triệu lượt khách tháng đầu năm 2024

Bài viết dưới đây tổng hợp kinh nghiệm dân gian về những điều nên tránh trong ngày đầu năm mới, bạn đọc tham khảo để giữ lại những điều vui vẻ, may mắn, giúp bản thân khởi đầu năm mới được tốt lành.

Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1

Kiêng quét nhà ngày Tết chính là một trong những tục lệ đã được lưu truyền lâu đời. Từ những điển tích xưa, người dân quan niệm, quét nhà 3 ngày Tết là quét hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới. Sau khi quét nhà, người ta quan niệm phải cất chổi đi. Bởi nếu mùng 1 Tết bị mất chổi là điềm xấu, nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vơ vét mất hết của cải.

A child sweeping the floor    Description automatically generated

Không cho người khác lửa, nước đầu năm

Lửa theo phong thủy là tượng trưng cho sự may mắn còn nước tượng trưng cho tài lộc luôn chảy vào trong gia đình.

Nếu như vào đầu năm mới, bạn cho lửa hoặc nước nghĩa là bạn cho đi sự may mắn của bản thân và gia đình. Vì vậy những ngày đầu năm bạn không nên hỏi mượn hộp quẹt hay cho nước cho người khác đấy.

Kiêng đóng cửa nhà

Nếu đóng cửa nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ ngăn chặn những may mắn, vận khí vào gia đình của bạn. Theo quan niệm của người Việt, mùng 1 là ngày đầu tiên khai lộc của cả năm. Do đó, gia chủ nên mở cửa ra đón những điều may mắn, sinh khí, tài lộc vào nhà.

Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng

Đổ vỡ là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày tết.

Ông cha ta rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ly tách, gương trong ngày đầu năm vì đổ vỡ đó như báo hiệu sự chia cắt, đứt lìa, điều không thuận lợi trong các mối quan hệ trong năm mới.

Không nên cắt tóc

Theo người xưa, cắt bỏ một thứ gì đó khỏi cơ thể vào ngày mùng 1 chính là cắt đi sự may mắn. Không chỉ tóc, người ta còn hạn chế cắt móng tay vào ngày mùng 1 nữa.

Không vay hay đòi nợ

Đầu năm mới kiêng kỵ vay tiền, đòi nợ tiền bạc. Như vậy sẽ báo hiệu một năm đi vay rồi đi trả của mình, cả năm sẽ không thu được tiền tài vào nhà, rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần.

Bên cạnh đó, nếu cho vay tiền đầu năm còn được quan niệm như "dâng" tài lộc của chính bản thân mình cho người khác. Vì vậy, hãy nhớ đừng cho vay hay đòi nợ ngày Tết nhé!

Kiêng gì đầu năm để tránh vận rủi, đón vận may

Không đi chúc Tết sáng mùng 1

Nếu không được gia chủ “gửi gắm” xông đất thì nên tránh đi chúc tết sáng mùng 1 vì sợ không hợp tuổi gia chủ thì đem lại những điều không may mắn cho gia đình người khác.

Không cãi nhau vào mùng 1

Cãi nhau ngày đầu năm là điều chẳng nên chút nào. Tết là thời điểm con cháu sum vầy, cả nhà đoàn tụ mong muốn niềm vui đến cho cả năm, nếu cãi nhau ngày đầu năm xem như cả năm của bạn sẽ gặp nhiều khúc mắc, không vui cho một năm. Chính vì vậy mà trong 3 ngày Tết, mọi người luôn cười nói vui đùa, cởi mở trò chuyện, tránh khóc than, cãi vã.

Kiêng mặc áo tông đen hoặc trắng

Màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm người ta kiêng mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hoặc sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt hai sắc đỏ, vàng.

Kiêng gì đầu năm để tránh vận rủi, đón vận may

Kiêng ăn nói xui xẻo, nói tục

Những lời nói trong năm mới cũng phải cẩn trọng vì năm mới chỉ mong may mắn đến nhà vì vậy những lời xui xẻo, nói tục dù là đùa vui cũng tuyệt đối không được nói ra.

Kiêng mua đồ xui

Mua đồ gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng. Món đồ đó được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Ngày Tết, người ta kiêng mua dao, thớt, chày, cối... bởi quan niệm người xưa cho rằng những đồ vật này mang đến những điều không may cho người nhận trong năm. Có thể mua vôi cuối năm rải bốn góc tường nhà để xua đuổi tà ma.

Kiêng mai táng

Vào ngày mùng 1, gia đình nào có tang cũng sẽ cất khăn tang 3 ngày để tránh xui xẻo và đón năm mới trọn vẹn niềm vui. Nếu không may có người nhà mất vào ngày mùng 1, gia chủ sẽ đợi đến sáng mùng 2 mới phát tang và mai táng.

Bên cạnh đó, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.

Không bỏ phí thức ăn ngày Tết

Năm mới không muốn đói khát, nghèo túng thì mọi người nhất định không được bỏ phí thức ăn. Đây là điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam, ảnh hưởng không tốt đến vận hạn của cả nhà.

Những điều nên làm ngày Tết để cả năm suôn sẻ

Bên cạnh lưu ý những điều kiêng kỵ ngày Tết trên, mọi người cũng có thể thu hút tài lộc, may mắn thông qua những việc sau:

Mua muối: Người xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối được mua đầu năm còn được gọi là muối lộc. Mua muối là hoạt động ngày Tết mang hàm ý lấy may mắn cho cả năm, cầu mong về cuộc sống ấm no. Ngoài ra, điều này cũng có ý nghĩa trong văn hóa tình cảm, giúp vợ chồng hòa thuận, tình cảm gắn kết.

Đi lễ chùa cầu bình an: Mọi người thường đi chùa đầu năm để cầu cho gia đạo sức khoẻ, bình an, tài lộc.

Lì xì Tết (mừng tuổi): Phong bao lì xì đầu năm là biểu tượng cho sự may mắn cùng những lời chúc tốt đẹp được gửi đến người nhận.

Những điều kiêng kỵ tổng hợp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người không nên nặng nề và áp dụng máy móc những điều này. Hãy nhớ, sự thoải mái, vui vẻ chính là phong thủy tốt nhất giúp cả năm được hanh thông, mọi chuyện xui sẽ được hóa giải. Còn với những điều nên làm, chúng ta có thể vui vẻ thực hiện vì đó cũng là những điều tốt đẹp, giúp chính chúng ta vui vẻ, từ đó, lan toả niềm vui đến với những người xung quanh, ai ai cũng được tận hưởng những ngày đầu xuân năm mới thật tươi vui, tốt lành.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Trung tâm cho biết, trong 24 giờ qua (từ 15h ngày 15/9 đến 15h ngày 16/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Chiềng Ơn 124,6 mm (Sơn La); Mậu Đông100,6 mm (Yên Bái); Thanh Thủy 135 mm (Phú Thọ); Khâm Đức 103,6 mm (Quảng Nam); Trà Phú 132,4 mm (Quảng Ngãi); Đắk Tờ Kan 112,4 mm (KonTum); Ia Piơr 110,2 mm (Gia Lai);...
Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho hay tính đến sáng 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận