Kỳ thi sát hạch nghiệp vụ Quản lý thị trường: Chia sẻ từ người trong cuộc
Vào lúc này, khi tôi cầm bút đưa những nét chữ nghệch ngoạc bày tỏ suy nghĩ của mình trước thời gian không còn nhiều để tham gia kỳ thi sát hạch nghiệp vụ Quản lý thị trường cũng là lúc không ít cán bộ, công chức trong lực lượng đang miệt mài ôn luyện theo nội dung Bộ ngân hàng câu hỏi năm 2022 được ban hành tại Công văn số 1810/ TCQLTT-TTKT do Tổng cục Quản lý thị trường ban hành ngày 7/10/2022.
(Ảnh minh họa) |
Nội dung thi được áp dụng cho cả 02 nhóm đối tượng là công chức Lãnh đạo cấp Phòng, Đội Quản lý thị trường và công chức không giữ chức vụ Lãnh đạo Phòng, Đội.
Trong đó, nhóm đối tượng 01 sẽ thi 07 nội dung, gồm: Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh Quản lý thị trường và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương; Phòng, chống tham nhũng; Tiếp công dân; Câu hỏi về Thanh tra chuyên ngành; Giải quyết tố cáo; Giải quyết khiếu nại.
Nhóm đối tượng 02 sẽ thi 04 nội dung, gồm: Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh Quản lý thị trường và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương; Phòng, chống tham nhũng; Tiếp công dân
Nội dung câu hỏi, đề thi không hẳn quá khó nhưng cũng là lượng kiến thức cơ bản đòi hỏi mỗi công chức phải biết và hiểu được. Đợt kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực để mỗi chúng ta tự trau dồi, học hỏi, bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ Quản lý thị trường cho bản thân và coi đây là hành trang mang theo bên mình khi thực thi nhiệm vụ.
Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi Bộ ngân hàng câu hỏi năm 2022 được ban hành, chúng tôi đã lập thành từng nhóm, tranh thủ mọi khoảng thời gian trống cùng nhau học tập và trao đổi cũng như tranh luận để tổng hợp ra được một bộ đáp án và rồi lại cùng nhau ra soát, chia sẻ để ôn luyện.
Chúng tôi thường vẫn thường vui đùa, "có Bộ đề thế này lại hay, tất cả cùng nhau nghiên cứu, học tập. Vừa mang tinh thần đồng chí, đồng đội tình đoàn kết thêm gắn bó lại vừa có thêm kiến thức. Những nội dung đơn giản tưởng như ai cũng biết nhưng lại chưa gặp bao giờ trong quá trình kiểm tra".
Tôi biết và cũng rất chia sẻ, thời gian này ở đơn vị nào cũng rất bận và gấp rút hoàn thành kế hoạch của mình, xong không vì thế mà quên nhiệm vụ ôn luyện. Các đồng chí đã học mọi lúc mọi nơi có thể qua chiếc điện thoại, máy tính của mình mỗi khi có thời gian. Dù chỉ là tranh th thủ học tập trong những lúc rảnh rỗi, nhưng tôi cũng thấy thật vinh dự và tự hào.
Trong lực lượng chúng ta có “Nhóm nghiệp vụ quản lý thị trường” đã sáng lập thành công một trang web nghiệp vụ quản lý thị trường https://nvqltt.org nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ. Từ nghiệp vụ chung, nghiệp vụ theo lĩnh vực đến nghiệp vụ theo chuyên môn... nhưng xuất sắc hơn và ấn tượng hơn đó là nội dung sát hạch nghiệp vụ cho từng nhóm đối tượng sát hạch.
Với trang web này, mỗi công chức thi được trải nghiệm và hoàn thành 60 câu hỏi của mình và biết được câu nào chưa đạt. Cái hay hơn nữa là giải thích các căn cứ tại sao phải lựa chọn đáp án đó để tự biết khả năng của mình đang ở đâu.
Tôi tin, Bộ đề ngân hàng câu hỏi do Tổng cục ban hành sẽ không quá khó đối với nhiều công chức, nên để xứng tầm hơn nữa cũng rất mong các đồng chí đóng góp thêm nội dung chuyên môn, nghiệp vụ từ những vụ việc thực tiễn.
Chắc cũng như tôi hiện nay, nhiều công chức Quản lý thị trường không cảm thấy lo lắng, run sợ khi ngồi trước máy tính mà đưa tay cầm chuột thao tác bài thi như đang dạo một bản nhạc đầy cảm xúc mê hoặc tạo nên cung đàn mùa xuân đầy nhiệt huyết với thắng lợi mới thành công mới ghi điểm kết quả xuất sắc nhất.
Để có kết quả tốt hơn qua mỗi đợt kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ, mỗi thí sinh tham dự kỳ thi như tự thấy mình đang ngồi trên giảng đường. Được học tập, được rèn luyện, đào tạo chuyên nghiệp, bài bản hơn để xứng đáng góp phần vào việc xây dựng lực lượng Quản lý thị trường ngày càng chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại.
Sau mỗi đợt thi, bản thân tôi mong muốn Ban Tổ chức xem xét đánh giá những tồn tại, hạn chế của toàn lực lượng, bao nhiêu % Giỏi, Khá, Trung bình, Thông đạt và bổ sung thêm vào Bộ Ngân hàng câu hỏi những tình huống của vụ việc kiểm tra, xử lý thực tế ở mỗi địa phương, từ đơn giản đến phức tạp. Qua đó, thấy được không chỉ thi kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ mà còn được học hỏi kinh nghiệm vận dụng thực tiễn, thống nhất tinh thần học hỏi, đoàn kết, đồng lòng tạo nên một khối thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến địa phương. Qua đó tổ chức đào tạo, tập huấn cho toàn lực lượng ngày càng phát huy được năng lực và đồng lòng đoàn kết thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.