Lan tỏa văn hóa đọc trong lực lượng QLTT

Tạo thói quen đọc sách nhằm bồi dưỡng trí tuệ, nhận thức, khả năng tư duy, nâng cao đời sống tinh thần của các công chức là điều mà lãnh đạo Tổng cục QLTT luôn quan tâm, khuyến khích và mong muốn lan tỏa tới toàn lực lượng QLTT.

Lan tỏa năng lượng tích cực trong lực lượng QLTT

Nằm trong chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba năm 2024 do Bộ Công Thương phát động, Tổng cục QLTT đã dành 2 ngày (ngày 24/4 và ngày 25/4) cho công chức, người lao động làm việc tại trụ sở 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội tiếp cận tủ sách về pháp luật, văn kiện, nghị quyết xây dựng Đảng cùng nhiều đầu mục sách hay có liên quan mật thiết đến công việc chuyên môn hàng ngày. Không gian đọc sách ấm cúng với nhiều tư liệu quý đã mang đến một góc nhìn mới vẻ về văn hóa đọc trong công chức, người lao động của Tổng cục.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT
Đoàn công tác đã trao 1.000 suất quà là chăn ấm và 1.500 đầu sách cho học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Việc tạo thói quen đọc sách ở mỗi cơ quan, công sở nói chung, trong đó có Tổng cục QLTT hiện nay là việc không hề dễ bởi công chức, người lao động của Tổng cục hiện nay phải thường xuyên di chuyển, kiểm tra kiểm soát địa bàn và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ ở nhiều nơi. Mặc dù Tổng cục đã dành hẳn một không gian đọc sách nhưng không phải ai cũng có thể sắp xếp thời gian để đọc được. Kể cả giờ nghỉ trưa, mọi người cũng tranh thủ nghỉ ngơi hoặc đọc sách điện tử, qua máy tính, điện thoại chứ không thể ghé qua thư viện để đọc các cuốn sách giấy được. Do vậy, việc dành hẳn 2 ngày đọc sách, khám phá những kiến thức trên sách vở là một hoạt động vô cùng bổ ích đã được đông đảo công chức, người lao động của Tổng cục QLTT hưởng ứng.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT

Theo chị Lê Thị Thu Hương, Phó Chánh văn phòng Tổng cục Ngày Sách và Văn hóa đọc là một hoạt động rất ý nghĩa, cho phép bất cứ ai trong dòng đời vội vã, bận rộn công việc hay xử lý các việc riêng tư đều có khoảnh khắc tĩnh lại, nhìn nhận mọi việc chậm rãi và nhẹ nhàng hơn. "Tôi được biết nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ quan công sở cũng đang thực hiện mô hình học tập, đào tạo cho cán bộ, nhân viên của mình nhằm thúc đẩy phát triển mỗi cá nhân. Trong đó, đọc sách được xem là khởi đầu dễ chịu nhất cho bất cứ ai", chị Hương bày tỏ.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT
Tạo thói quen đọc sách trong công chức người lao động QLTT

Chị Hương cho rằng, trong thời đại 4.0, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, phương thức đọc sách truyền thống có thể không được nhiều người lựa chọn, thay vào đó là cách thức tiếp cận kiến thức mới thông qua sách điện tử, sách nói... nhưng, sách hay cách đọc sách xưa cũ vẫn sẽ mãi trường tồn theo cách riêng của nó. Việc Tổng cục QLTT dành hẳn 2 ngày để công chức người lao động đọc sách được xem là một trong những điểm nhấn trong phát triển văn hóa đọc của lực lượng.

Là người yêu sách và thích đọc sách, chị Đỗ Thị Kim Tuyến, công chức Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường chia sẻ: Trong quá trình làm việc, được tiếp xúc với lãnh đạo cũng như những người thành công, chị nhận thấy rằng họ đều có thói quen và đam mê đọc sách. Thậm chí rất nhiều người thành công còn là người viết sách, truyền đạt kinh nghiệm sống, những thành công cũng như thất bại của chính họ tới cộng đồng bạn đọc. Có lẽ, thói quen đọc sách, tìm hiểu những kiến thức từ sách vở đã góp phần hình thành nên những thói quen thành công khác nhau của chính họ. “Khi nhìn thấy ai đó đọc sách, có thể là một bác trong tổ dân phố đã về hưu, một em nhỏ ngồi trong góc thư viện hay trong hiệu sách, thậm chí là chính những đồng nghiệp của tôi cầm một cuốn sách hay đang đọc sách, tôi như cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ họ. Hình ảnh đó cứ thôi thúc và kích thích sự trỗi dậy thói quen đọc sách trong tôi hơn…”, chị Tuyến bày tỏ.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT
Tổng cục QLTTT còn tổ chức gian trưng bày phân biệt sách thật sách giả

Trên thực tế, ngay từ thủa nhỏ, hầu như ai cũng từng thích nghe truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn mà bà và mẹ thường hay kể. Rồi lớn lên đi học, nhiều người lại có những cuốn sách nổi tiếng gối đầu giường như “Túp lều bác Tôm”, "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Không gia đình", "Sông Đông êm đềm", "Thép đã tôi thế đấy"... Sách văn học giúp bất cứ người đọc nào đều có những khoảnh khắc dễ chịu, lắng đọng cảm xúc, hiểu sâu hơn về con người và xã hội, thúc đẩy tính sáng tạo.

Với xu hướng “chữa lành” như hiện nay, thời gian gần đây, những cuốn sách như "Muôn kiếp nhân sinh", “Sống một cuộc đời đáng sống”, “Mình là cá, việc của mình là bơi”, “Cuộc sống không giới hạn”, “Cuộc sống đếch giống cuộc đời”, “Sống hết mình cho hôm nay” hay “Bạn chỉ cần sống tốt, trời xanh tự an bài”… đã được hàng ngàn người Việt Nam chào đón. Cuốn sách mang đến kiến thức về nhân sinh quan và thế giới quan, giúp bạn có cái nhìn rộng lớn hơn về cuộc đời, để sống thanh thản hơn, bình yên hơn và giàu lòng trắc ẩn hơn.

Khơi dậy đam mê đọc sách trong mỗi công chức người lao động

Có thể nói, văn hóa đọc là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao văn hóa doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan công sở nào. Tuy nhiên, để hình thành văn hóa đọc lại cần sự chung tay, vào cuộc của bất tứ ai hoạt động trong tổ chức đó, từ lãnh đạo xuống tới nhân viên.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công văn số 2589/BCT-VP chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng, hình thành và phát triển văn hóa đọc tại cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục và hình thành văn hóa đọc rộng khắp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành, góp phần xây dựng xã hội học tập. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích phát triển văn hóa đọc trong cơ quan, đơn vị, các cơ sở giáo dục đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT

Hưởng ứng yêu cầu này, ngày 24/4/2024, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cũng có văn bản gửi tới tất cả các đơn vị trong toàn lực lượng yêu cầu hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc lần thứ ba năm 2024. Trong đó, Tổng Cục trưởng yêu cầu: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; tăng cường vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên công đoàn và học sinh sinh viên thường xuyên đến đọc sách tại thư viện trường học, thư viện cộng đồng, thư viện số, thư viện trực tuyến trên môi trường mạng; tổ chức hoạt động khuyến đọc đa dạng (đọc sách giấy, sách điện tử...), gắn với công tác chuyên môn, nghiệp vụ, giải trí và sinh hoạt văn hóa của các cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, cần tổ chức hoạt động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn từng đơn vị, tập trung đẩy mạnh các hoạt động, hình thức tuyên truyền trên nền tảng công nghệ số; Phát động xây dựng, nhân rộng mô hình tủ sách cơ quan, trường học, tủ sách cộng đồng, tủ sách thanh niên, tủ sách cho doanh nghiệp, hướng dẫn kỹ năng đọc sách, tủ sách nghề nghiệp cho sinh viên… bằng cả hình thức sách in và sách điện tử, nhằm đưa sách đến với đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên và người lao động trong toàn ngành.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT
Việc Tổng cục QLTT dành hẳn 2 ngày để công chức người lao động đọc sách được xem là một trong những điểm nhấn trong phát triển văn hóa đọc của lực lượng.

Ngoài ra, Tổng Cục trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chỉ đạo công tác hưởng ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời tập trung cho công tác số hóa tài liệu, dữ liệu và xuất bản điện tử các ấn phẩm liên quan đến việc phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo điều hành thuộc lĩnh vực Công Thương đến đông đảo người dân trong cả nước.

Quyên góp sách, trang thiết bị đọc sách tặng trẻ em nghèo, hỗ trợ các thư viện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các đối tượng xã hội. Các hoạt động khác gắn với sách và văn hóa đọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.

Có thể nói, văn hóa đọc là một quá trình hình thành lâu dài, cần sự nỗ lực của bất cứ ai, nhân viên hay lãnh đạo. Bằng những hành động thiết thực, Tổng cục QLTT nói chung và mỗi công chức, người lao động nói riêng, đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần vào việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Phát huy truyền thống nhăn văn, cao đẹp của lực lượng Quản lý thị trường, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, lan tỏa thông điệp đoàn kết, sẻ chia với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cộng đồng và toàn xã hội, ngày 26/5, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Chương trình an sinh xã hội với chủ đề “Đồng hành với người dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023”.

Trong Chương trình, Đoàn công tác đã trao 1.000 suất quà là chăn ấm và 1.500 đầu sách cho học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tổng hiện vật trị giá 1 tỷ đồng, được trích từ nguồn an sinh xã hội hàng năm của Tổng cục Quản lý thị trường.

Chia sẻ với các em học sinh, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, văn hóa đọc sách mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các em học sinh. Đọc sách giúp các em học sinh có thêm nhiều tri thức, khơi dậy tình yêu với sách, làm giàu tâm hồn, nuôi dưỡng tri thức.

Tổng Cục trưởng kỳ vọng, với 500 đầu sách được bổ sung, hy vọng “Ngôi nhà trí tuệ” của Trường THCS Đại Thành sẽ trở thành một không gian đặc biệt, nơi mà các em học sinh không chỉ tìm thấy niềm vui trong việc đọc sách, mà còn tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và kết nối với nhau thông qua việc chia sẻ, thảo luận về những kiến thức và những câu chuyện ý nghĩa có từ trong sách.

Trước đó, vào năm 2020, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường cũng trao tặng 90 suất quà đến các em học sinh tại Trường Tiểu học Phú Thịnh - xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Những phần quà do Tổng cục Quản lý thị trường trao tặng đến các em học sinh, hy vọng sẽ mang đến niềm vui trong cuộc sống, tiếp thêm nghị lực để các em vượt lên hoàn cảnh khó khăn, cố gắng học tập và sống tốt hơn.

Lan tỏa văn hóa đọc sách trong lực lượng QLTT

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Bạc Liêu: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm phục vụ nhiều trong dịp Tết Trung thu, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường lĩnh vực an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024.
Vĩnh Phúc: Phát hiện, xử phạt 30 triệu đồng cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu trên nền tảng TMĐT

Vĩnh Phúc: Phát hiện, xử phạt 30 triệu đồng cơ sở kinh doanh điện thoại di động nhập lậu trên nền tảng TMĐT

Ngày 29/8/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Quốc Huy, tại đường Tôn Đức Thắng, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên,phát hiện cơ sở đang kinh doanh hàng hóa nhập lậu gồm 07 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Iphone đã qua sử dụng.
Kiên Giang: Tạm giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom chai LPG không thuộc sở hữu

Kiên Giang: Tạm giữ 140 chai LPG có dấu hiệu trao đổi, lưu giữ, thu gom chai LPG không thuộc sở hữu

Ngày 16 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm tra, tạm giữ 140 chai LPG (loại 12kg), nhãn hiệu DUY PHAT tại địa bàn huyện Tân Hiệp.
Tiền Giang: Phát hiện 06 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh bánh trung thu

Tiền Giang: Phát hiện 06 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh bánh trung thu

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu vi phạm, thu phạt gần 20.000.000 đồng.
Quảng Ninh: Sau bão tập trung cao độ kiểm tra, giám sát thị trường trong lĩnh vực giá và an toàn thực phẩm

Quảng Ninh: Sau bão tập trung cao độ kiểm tra, giám sát thị trường trong lĩnh vực giá và an toàn thực phẩm

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổng cục Quản lý thị trường, ngay sau Bão số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bình Phước: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu

Bình Phước: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu

Thực hiện Công văn số 461/QLTTBP-NVTH, ngày 16/8/2024 của Cục QLTT tỉnh Bình Phước về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp tết trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hóa đến hết năm 2024.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 16/9/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm. Tổng trị giá thu phạt là 45.800.000 đồng.
Lực lượng Quản lý thị trường quyên góp hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Lực lượng Quản lý thị trường quyên góp hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Sau 04 ngày phát động trong toàn lực lượng, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã quyên góp được hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão Yagi. Trong đó, có hơn 1,8 tỷ đồng tiền mặt và 460 triệu đồng tiền hiện vật.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận