Lập facebook giả mạo lãnh đạo cấp cao hỗ trợ người dân "chạy án"
Theo điều tra ban đầu, cuối năm 2023, Hoài có quen biết với một người dân trú tại xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar và biết người này có em trai đang bị Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk bắt giữ về tội “Cố ý gây thương tích”, Nguyễn Thanh Hoài đã nảy sinh ý định lừa “chạy án” để chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh hoạ |
Để phục vụ cho hành vi lừa đảo, đối tượng đã lập nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội có gắn hình ảnh một số lãnh đạo sau đó tự nhắn tin giới thiệu với người nhà nạn nhân là mình có khả năng can thiệp để giảm án. Vì tin tưởng nên người nhà nạn nhân đã 5 lần đưa tổng số tiền 145 triệu đồng cho Hoài. Đến cuối tháng 2, Hoài tiếp tục yêu cầu người nhà bị can đưa thêm 60 triệu đồng. Do nghi ngờ bị lừa, người nhà nạn nhân đã trình báo lên Công an huyện Cư M’gar. Nhận được tin báo, Công an huyện Cư M’gar đã nhanh chóng vào cuộc xác minh và bắt quả tang khi đối tượng Hoài đang nhận số tiền 59 triệu đồng từ người nhà nạn nhân.
Với thủ đoạn này, từ đầu năm 2021 đến nay, đối tượng đã lừa đảo và chiếm đoạt tiền đặt cọc của 3.109 người dân ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với số tiền gần 12 tỷ đồng.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã rất nhiều lần đưa ra cảnh báo cho người dân nhưng vẫn có nhiều người dùng nhẹ dạ cả tin mà sập bẫy lừa đảo. Người dùng cần luôn tuyệt đối cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội; xác minh rõ thông tin của đối tượng trước khi thực hiện bất cứ giao dịch chuyển tiền nào. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm để tránh bị đánh cắp, phục vụ cho những hành vi phạm tội. Ngoài ra, người dân cũng cần thường xuyên cập nhật và nắm bắt thông tin về vấn đề an toàn không gian mạng; luôn cảnh giác với những lời mời chào trên mạng xã hội.
Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.