Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Chương trình đào tạo thương mại điện tử hệ cao đẳng

Nhằm hoàn thiện và phát triển Chương trình đào tạo ngành, nghề thương mại điện tử trình độ cao đẳng, sáng ngày 19/7/2023, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo phát triển “Chương trình đào tạo ngành, nghề Thương mại điện tử hệ Cao đẳng”.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử và kinh tế số Cơ hội cho các doanh nghiệp tại Đà Nẵng tham gia đào tạo thương mại điện tử xuyên biên giới Bãi bỏ quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học Bước tiến mới trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử và kinh tế số

Phó Cục trưởng Cục TMĐT&KTS Nguyễn Thế Quang

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS), Bộ Công Thương; ông Khuất Quang Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp; ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục TMĐT&KTS; ông Trần Văn Trọng - Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Hoài Duy, Viện Công nghệ Thông tin Quốc tế I-Tech cùng các thành viên trong Hội đồng Khoa học - Đào tạo, các thành viên trong Ban chủ nhiệm xây dựng Chương trình; các giáo viên đảm nhiệm các môn học/module trong Chương trình đào tạo...

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Khuất Quang Tuấn

“Chương trình đào tạo ngành, nghề Thương mại điện tử hệ Cao đẳng” của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp có Mã ngành, nghề: 6340122; Trình độ đào tạo: Cao đẳng; Hình thức đào tạo: (Chính quy/thường xuyên); Nhà trường tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông và thời gian đào tạo kéo dài trong 2,5 năm.

“Chương trình đào tạo ngành, nghề Thương mại điện tử hệ Cao đẳng” với mục tiêu đào tạo những nhân lực có kiến thức toàn diện về thương mại điện tử, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng Internet, có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến quản lý và kinh doanh thương mại điện tử.

Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử Nguyễn Văn Thành

Sau khi tốt nghiệp ngành “Thương mại điện tử”, người học có khả năng phân tích được nhu cầu của khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử; Đồng thời, thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của nhà quản trị liên quan đến hoạt động marketing, bán hàng trực tuyến, hoạch định chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, có thể thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên nền tảng Internet, các hoạt động giao dịch thương mại như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, đưa ra các giải pháp nhằm giúp nhà quản trị ra quyết định kinh doanh hiệu quả.

Ngoài ra, chương trình đào tạo Cao đẳng thương mại điện tử định hướng cho người học hình thành được tư duy logic, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, có tác phong công nghiệp, có tính trung thực, cầu thị, tiến thủ, năng động, uyển chuyển, thích ứng với biến động của kinh tế thị trường.

Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam Trần Văn Trọng

Theo thông tin từ phía Nhà trường, sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Giao dịch Thương mại điện tử; Dịch vụ công trực tuyến; Dịch vụ chăm sóc khách hàng; Quản trị dự án Thương mại điện tử; Thiết lập và quản lý website; Đồ họa máy tính; Quản trị mạng; E- Marketing; Thanh toán điện tử…

Số lượng môn học, mô đun: 38 môn; Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 104 Tín chỉ; Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ; Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2070 giờ; Khối lượng lý thuyết: 768 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1737 giờ.

Đại diện Ban chủ nhiệm xây dựng Chương trình giới thiệu Dự thảo về Chương trình đào tạo TMĐT

Sau khi Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo giới thiệu Dự thảo về Chương trình, ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục TMĐT&KTS và ông Khuất Quang Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp đồng chủ trì, điều hành phiên thảo luận tại Hội thảo liên quan đến các nội dung: Mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Tên và nội hàm các học phần trong chương trình đào tạo; Khối lượng tín chỉ và tổng giờ dạy thực tế ở các khối kiến thức trong chương trình đào tạo; Xây dựng học phần khối kiến thức chuyên ngành; Các vấn đề về thực tập và khoá luận tốt nghiệp…

Kết thúc Hội thảo, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp Khuất Quang Tuấn gửi lời cảm ơn ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự Hội thảo; đồng thời khẳng định, trên cơ sở Dự thảo chương trình được Ban chủ nhiệm đề xuất, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp sẽ tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến góp ý để ngày càng hoàn thiện Chương trình, từ đó, sớm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kiến thức toàn diện về thương mại điện tử trong thời gian tới.

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công Thương. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã khẳng định được vị thế là trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ có uy tín, được nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung đánh giá cao. Học sinh, sinh viên của Nhà trường sau khi tốt nghiệp luôn được các doanh nghiệp đón nhận, đánh giá cao.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận