Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn

Ngày 12/3 (tức ngày 3/2 âm lịch), thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội đền Cửa Ông tháng 2 năm Giáp Thìn 2024 nhằm tưởng nhớ công ơn của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và tướng lĩnh thời Nhà Trần đã có công rất lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

* Tổng hợp các lễ hội đặc sắc nhất diễn ra tại Hà Nội

* Hơn 400 lễ hội ở Hà Nội diễn ra an toàn

Chú thích ảnh

Nghi lễ khai hội đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (ảnh tư liệu).

Lễ hội năm nay, phần lễ vẫn theo nghi thức truyền thống trước đây. Trong đó, Lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự - nghi lễ mang đậm nét văn hóa của vùng biển Đông Bắc là hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo người dân, du khách nghinh đón Đức Ông.

Theo Ban Tổ chức, Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời Nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền với thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải của Tổ quốc. Để ghi nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông. Cuộc đời và sự nghiệp cao đẹp của ngài sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và muôn đời con cháu. Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2017.

Lễ hội Đền Cửa Ông được mở hằng năm vào ngày mùng 3-4/2 và mồng 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời Nhà Trần đã trở thành huyền thoại, hóa thân thành một nhân thần. Đó là “Chủ thần đền” Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng mà nhân dân vẫn quen gọi - Đức Ông. Đây là sự kết tụ, đỉnh điểm tâm thức tín ngưỡng của cả cộng đồng, mang nhiều ý nghĩa xã hội và có giá trị nhân văn sâu sắc.

Lễ hội Đền Cửa Ông được mở lại với quy mô lớn từ năm 1996, sau nhiều năm giãn cách, song cùng với quần thể kiến trúc của đền vừa cổ kính, tôn nghiêm vừa hiện đại, tọa lạc trên một vị trí sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp của "Cửa Ông - Miền Đất thiêng".

Lễ hội như một bảo tàng sống động gồm 2 nội dung. Phần Lễ với Hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thần vi hành, khi đoàn rước đi trên đường Trần Quốc Tảng sẽ có đoàn tàu, thuyền diễu trên biển song song với đoàn rước.

Lễ khai hội với các nghi thức và nhiều nội dung đặc sắc thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A”, diễn thần tích “Dấu thiêng lưu tích”, các nghi lễ, trang phục dân tộc cổ truyền.

Phần hội với các trò chơi dân gian và thể thao dân tộc như: Thi kéo co, đẩy gậy, dâng soạn lễ, bịt mắt đánh trống, đua thuyền...

Di tích trên 700 năm tuổi

Đền Cửa Ông là một trong những khu du lịch tâm linh và linh thiêng nhất trong hệ thống đền chùa ở Quảng Ninh. Ngôi đền nằm ở vị trí đắc địa lưng tựa núi rừng, mặt hướng ra biển cả mênh mông. Đây là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (người con thứ ba của Trần Hưng Đạo) cùng nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Trần.

Đền Cửa Ông nằm trên đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh quảng Ninh. Cách thành phố Hạ Long khoảng 40km, ngôi đền có vị trí “tựa sơn hướng thủy”, phía trước mặt là vịnh Bái Tử Long trong xanh, đằng sau là thung lũng trù phú nơi cư dân trú ngụ đông đúc, xa xa là dãy núi trải dài. Từ xa xưa, nơi đây là bến thuyền Cửa Suốt, nơi giao thương từ đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Hệ thống khu đền tọa lạc trên các ngọn đồi thấp với nhiều bóng cây cổ thụ trăm năm tuổi tạo nên phong cảnh yên ắng và uy nghiêm.

Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn

Đền Cửa Ông Quảng Ninh có lịch sử to lớn đồng thời mang nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc. Ngôi đền đã được khởi công xây dựng cách đây hơn 700 năm và trải qua nhiều cuộc đại trùng tu. Thời kì đầu tiên, ngôi đền chỉ là một thảm am nhỏ được làm từ những vật liệu đơn giản như tre, nứa, tranh,….Khoảng năm 1907 đến 1916, đền được tu chỉnh và sửa sang. Đến năm 1916, khu di tích được xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa. Năm 2014, ngôi đền được quy hoạch với diện tích toàn bộ lên đến hơn 18ha. Vào cuối năm 2017, đền Cửa Ông đã được phê duyệt xếp hạng là Di tích Quốc Gia đặc biệt.

Ngôi đền là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng – người con thứ ba của Trần Hưng Đạo. Trần Quốc Tảng là người đa tài nhưng vì làm cho cha bất bình nên đã chịu cảnh đày ra Cửa Suốt để trấn giữ bến cảng. Ông là người đã có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Ông đã đóng quân, kiên định bảo vệ biên giới và lãnh hải Đông Bắc giúp cho cuộc sống người dân nơi đây được an toàn. Người dân địa phương vô cùng tôn thờ, kính trọng gọi ông là Đức Ông. Do đó sau này đền thờ ông cũng được đặt cái tên Đức Ông.

Ngôi đền trước đây là một ngôi miếu thờ Hoàng Cần – một người dân địa phương nhưng ghi được nhiều công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi Trần Quốc Tảng mất vào năm 1313, người dân địa phương tương truyền nhau rằng ông hiển thánh ở khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay). Dân làng sau đó đã bẩm báo lên vua Trần Anh Tông, nhà vua nghe được tin liền chấp thuận ngay cho xây dựng đền Cửa Ông.

Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn

Đền Cửa Ông là nơi duy nhất thờ toàn bộ gia thất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng với các cận thần của ông. Các tượng thờ gia thất của Ngài bao gồm tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân của ông, hai con trai Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông và hai người con gái của Ngài. Ngoài ra còn có các pho tượng của Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung, Trần Khánh Dư. Hiện nay, ngôi đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ có niên đại khá sớm được chạm khắc công phu, tỉ mỉ bằng chất liệu quý mang giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vietnam Airlines mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá hấp dẫn

Vietnam Airlines mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá hấp dẫn

Vietnam Airlines sẽ mở bán gần 300 nghìn vé máy bay giá rất hấp dẫn trong mùa cao điểm hè năm nay với chương trình “Bay giờ đêm, thêm giá tốt”.
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Ngày 19/5 là ngày ghi dấu nhiều sự kiện đặc biệt đối với lịch sử đất nước và dân tộc. Đó là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Việt Nam có 4 đặc sản lọt Top "món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á"

Việt Nam có 4 đặc sản lọt Top "món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á"

Bún chả, bò lá lốt, nem lụi, bánh mì thịt viên là 4 món ăn đặc sản của Việt Nam lọt vào danh sách 61 món ăn từ thịt xay hàng đầu châu Á của TasteAtlas.
Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2024), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và các Đoàn viên, thanh niên xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Công Thương, tỉnh Tuyên Quang.
Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc có những món ăn độc đáo và thú vị, những sản vật tự nhiên, hương liệu từ thiên nhiên đã hình thành món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng cao của vùng núi phía Bắc.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận