Lực lượng Quản lý thị trường phấn đấu thực hiện 20 chữ vàng
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên biểu dương những thành quả lực lượng quản lý thị trường đạt được trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, Bộ trưởng ghi nhận:
Một là, đã tham mưu, xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách, đề án, tạo hành lang pháp lý và phương hướng hoạt động của lực lượng thuận lợi, hiệu quả hơn. Nghị định 33 ngày 27 tháng 5 năm 2022 đã quy định chi tiết việc thi hành một số điều Pháp lệnh quản lý thị trường; Thông tư 02 (20/01/2022) về mã số tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức quản lý thị trường; 04 văn bản hợp nhất theo quy định, sau khi có Nghị định 17; 03 đề án: Chống hàng giả, ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp, nâng cao nhân lực cơ quan quản lý thị trường trong xử lý vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính…
Hai là, tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại góp phần bình ổn thị trường (nhất là mặt hàng xăng dầu, các vật tư chiến lược như: phân bón, các nguyên liệu đầu vào khác... Đồng thời, đã tập trung nhiều kế hoạch, chuyên đề, đột xuất, tấn công vào các tụ điểm sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái (điển hình như kho 5 tấn hàng với hàng nghìn sản phẩm vi phạm, phần lớn là hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng).
Đặc biệt đã góp phần bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến đời sống sản xuất của xã hội.
Ba là, đã chú trọng giải quyết các vấn đề nội bộ như: Tiếp tục siết chặt kỷ cương, nguyên tắc, lề lối làm việc của cán bộ công chức; Hoàn thiện quy hoạch cán bộ cấp Cục, Vụ; Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ; xử lý sai phạm, bức xúc trong từng đơn vị, giải quyết đơn thư, khiếu tại…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đánh giá, Tổng cục Quản lý thị trường đã có phương châm 16 chữ “Hành động quyết liệt, Siết chặt kỷ cương, Thủ trưởng nêu gương, Tập thể đoàn kết” đã chủ động trên tinh thần quán triệt nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ, đã có hoạt động tích cực.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng gợi mở, nếu Tổng cục Quản lý thị trường bổ sung thêm phương châm “Hành động quyết liệt, Siết chặt kỷ cương, Lãnh đạo nêu gương, Phối hợp muôn phương, Hoàn thành nhiệm vụ” thì đây không chỉ là phương châm dành cho năm 2022 mà là phương châm hành động của toàn lực lượng từ nay trở đi để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như: số vụ kiểm tra, phát hiện xử lý giảm so với cùng kỳ 2021; ý thức tuân thủ Pháp luật của của một số cán bộ công chức quản lý thị trường chưa cao; tình trạng buôn lậu, vận chuyển tàng trữ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, sản xuất kinh doanh hàng giả vẫn diễn ra ở nhiều địa phương; Nội bộ một số đơn vị thiếu đoàn kết, nhiều vấn đề tồn tại thậm chí nhức nhối chưa được giải quyết.
Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trên, Bộ trưởng cho rằng, nguyên nhân khách quan, đó là luật pháp, chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo; Địa bàn rộng trong khi lực lượng lại mỏng, phương tiện và điều kiện hạn chế, còn đối phượng vi phạm ngày càng tinh vi; Đặc thù hoạt động của lực lượng khá đơn lẻ, khó kiểm soát. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý, giáo dục cán bộ ở nhiều đơn vị cơ sở chưa tốt. Cán bộ lãnh đạo quản lý thiếu gương mẫu, nội bộ mất đoàn kết, vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, đoàn thể chưa được phát huy; Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý chưa nghiêm; Sự phối hợp với các lực lượng chức năng ở một số địa phương chưa tốt, chưa tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, cơ quan địa phương …
Trong bối cảnh tác động ngày càng lớn, phức tạp của kinh tế thế giới (dấu hiệu khủng hoảng, lạm phát, đứt gãy các nguồn cung, đứt gãy sản xuất…); biến động giá cả các mặt hàng trong nước như giá xăng dầu, vật tư nguyên liệu đầu vào của sản xuất tăng lên; thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh khiến việc quản lý, kiểm soát thị trường, hàng hóa khó khăn; tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại (hàng giả, hàng gian) ngày càng tinh vi, phức tạp; trong khi lực lượng quản lý thị trường mỏng, địa bàn rộng, phương tiện còn khó khăn, cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của cán bộ tại địa bàn chưa hoàn thiện, cơ quan phối hợp giữa cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương chưa thật đầy đủ…, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị lãnh đạo Cục Quản lý thị trường địa phương, Ban Chỉ đạo 389 địa phương thực hiện 7 nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục mở các đợt cao điểm nghiên cứu, quán triệt về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho toàn lực lượng, nhất là việc quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của ngành, chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục trong thực thi nhiệm vụ của mình. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động, các cán bộ, từ các tổ, đội, Cục quản lý thị trường địa phương, các phòng nghiệp vụ thuộc Tổng cục, lãnh đạo quản lý các cấp của lực lượng quản lý thị trường cần nghiên cứu đề xuất, kiến nghị, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành với lực lượng; quy trình công tác, xử lý vụ việc; cơ chế quản lý, giám sát hoạt động; chế tài xử lý khi đã xảy ra vi phạm pháp luật quy định và các vi phạm khác. Dứt khoát phải có cơ chế bảo đảm “song trùng” quản lý giữa lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục, các cấp ủy chính quyền địa phương và cơ chế phối hợp với các lực lượng từ trung ương đến địa phương.
“Sau Hội nghị này, Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ sẽ có văn bản gửi lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố có cơ chế phối hợp từng cấp một để hoạt động hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Yêu cầu cuối quý III/2022, tháng 9 tới đây phải trình Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ ban hành các quy định trên. Cụ thể, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm phát luật từ thực tiễn ở các địa phương; tham mư, ban hành quy chế, quy định của ngành tới toàn lực lượng; quy trình công tác và xử lý vụ việc; cơ chế và quản lý giám sát hoạt động; chế tài xử lý khi để ra sai phạm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên |
Thứ hai, tập trung rà soát trong từng lĩnh vực, trên mọi địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm; kịp thời đề xuất, bịt kín các lỗ hổng trong quản lý theo đúng các quy định của pháp luật và nguyên tắc Đảng, phù hợp với thực tiễn tình hình.
Chú ý tranh thủ và bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cấp chính quyền của địa phương; sự phối hợp, ủng hộ của các lực lượng chức năng trên từng địa bàn để giải quyết, xử lý vụ việc. Tuy nhiên, cũng phải bảo đảm nguyên tắc độc lập, khách quan, tuyệt đối tuân thủ pháp luật, kịp thời phản ánh, kiến nghị với Bộ, Tổng cục khi gặp khó khăn.
Những tồn tại, bức xúc từ khi hoạt động theo mô hình Tổng cục cho đến nay cần được rà soát, giải quyết dứt điểm trước ngày 31/12/2022. Điều này sẽ được văn bản hóa trong thông báo kết luận của Bộ đến các đơn vị trong lực lượng. Quá trình xử lý cần tuân thủ 3 nguyên tắc về pháp luật, chính trị, nghiệp vụ.
Sau ngày 31/12/2022 mà còn hiện tượng, bức xúc tồn tại chưa được giải quyết mà không có lý do chính đáng thì tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Trong quá trình xử lý đề cao tính nêu gương của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu; xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để tình trạng kéo dài; đối với những trường hợp sai phạm cụ thể phải kiên quyết xử lý theo nguyên tắc Đảng và pháp luật nhà nước.
Thứ ba, bám sát chỉ đạo của Bộ và Tổng cục, bám sát tình hình và diễn biến thị trường trong nước và trên từng địa bàn… để chủ động xây dựng kế hoạch công tác của từng đơn vị, từng lực lượng; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát cụ thể nhằm nâng cao hiệu suất công tác và thực thi đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi tổ chức, cá nhân trong toàn lực lượng trên từng địa bàn, lĩnh vực. Lãnh đạo Tổng cục, các phòng nghiệp vụ nhất là thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở; xây dựng, củng cố các mối quan hệ tốt với các lực lượng chức năng từ trung ương đến địa phương để xử lý thật tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Trong thời gian những tháng cuối năm, Tổng cục tham mưu lãnh đạo Bộ có văn bản trao đổi với các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng để có cơ chế phối hợp tốt giữa Tổng cục quản lý thị trường với các cơ quan, lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ của mình.
Thứ tư, chú trọng làm công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự ủng hộ chia sẻ của toàn dân đối với những khó khăn, vất vả, các hoạt động rất đặc thù của ngành Công Thương và lực lượng. Đồng thời Tổng cục và các đơn vị thuộc Tổng cục làm tốt công tác chế độ thông tin về nội bộ để những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của các đơn vị được phổ biến kịp thời; những tình huống, thậm chí những sai phạm và hình thức xử lý đối với tổ chức sai phạm cũng phải cập nhật với các đơn vị, để lấy đó làm gương.
Thứ năm khẩn trương hoàn thiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời rà soát, kiện toàn và đề xuất kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý của toàn lực lượng theo chủ trương, chỉ đạo của Ban Cán sự và Lãnh đạo Bộ. Sau ngày 31/12/2022 không còn chế độ quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường địa phương.
Cùng với việc kiện toàn cán bộ quản lý, cần tiếp tục siết kỷ luật hành chính; xử lý trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị nếu để xảy ra sai phạm, nhất là sai phạm có tính hệ thống, tổ chức, vi phạm pháp luật. Có giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị và tính tiên phong gương mẫu của Đảng viên, cán bộ quản lý các cấp.
Thứ sáu, đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho lực lượng quản lý thị trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, nhất là chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương phối hợp tốt với lực lượng quản lý thị trường địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Với các đơn vị thuộc Bộ, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, cần rà soát lại, để có cơ chế phối hợp, thực hiện chức năng nhiệm vụ tốt hơn, cùng lực lượng quản lý thị trường để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.