Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm, trái cây sang Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ vừa phối hợp với Cơ quan tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) tổ chức hội thảo trực tuyến "Quy định của Ấn Độ về cấp giấy chứng nhận chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm".
Những điểm đáng lưu ý trong Chính sách Ngoại thương 2023 của Ấn Độ và cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tại Ấn Độ Ấn Độ ban hành chính sách ngoại thương năm 2023 Việt Nam - Ấn Độ còn nhiều tiềm năng hợp tác phát triển thủy sản

Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 30 doanh nghiệp, thương nhân cả Ấn Độ và Việt Nam.

Diễn giả của chương trình là Tiến sỹ Amit Sharma, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cơ quan tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ. Ông Amit Sharma đã có những trao đổi quan trọng về luật và hướng dẫn về vệ sinh an toàn tại Ấn Độ; Luật Đóng gói và ghi nhãn năm 2011.

Luật tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm 2006 (FSS) của Ấn Độ có phạm vi bao gồm toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, gia công, phân phối đến bán lẻ. Quy định áp dụng cho mọi loại thực phẩm, bao gồm thực phẩm chín, chưa qua xử lý, đã qua xử lý và một phần đã qua xử lý. Luật cũng đề cập đến thực phẩm kỹ thuật di truyền và thực phẩm hữu cơ, đồng thời kiểm soát chất liệu và nước sử dụng trong thực phẩm, bao gồm nước uống đóng chai và các sản phẩm tương tự.

Vai trò của FSSAI là xây dựng các quy định và thực hiện giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và nhập khẩu thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn. FSSAI cũng thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm nhập khẩu và quy trình phân tích rủi ro. Các tiêu chuẩn cho các phụ gia thực phẩm, hóa chất gây ô nhiễm, chất gây ô nhiễm vi sinh, chiếu xạ thực phẩm và các yêu cầu về ghi nhãn cũng được quy định.

Theo quy định, các doanh nghiệp và cá nhân chỉ được kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm khi có giấy phép hoặc đăng ký. Việc vi phạm quy định này có thể dẫn đến án phạt 6 tháng tù và mức phạt 500.000 Rupi (tương đương khoảng 150 triệu VNĐ). Trách nhiệm về an toàn thực phẩm được chia sẻ giữa chính phủ trung ương và các bang. Các doanh nghiệp sẽ xin giấy phép hoặc đăng ký tại cấp bang hoặc cấp trung ương, tùy thuộc vào tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh.

Một điểm đáng chú ý trong quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Ấn Độ là việc xây dựng Hệ thống kiểm tra rủi ro (Risk Based Inspection System - RBIS). Hệ thống này xác định các loại thực phẩm có mức rủi ro cao như sữa, thịt, cá,... và yêu cầu phải trải qua giai đoạn kiểm nghiệm, kiểm tra trước khi được cấp phép. Cơ quan chức năng đã phát triển hệ thống tần suất kiểm tra để ưu tiên các doanh nghiệp thực phẩm dựa trên rủi ro liên quan và tự động phân bổ nhiệm vụ kiểm tra cho các cán bộ thực thi. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua ứng dụng trực tuyến mang tên FoSCoRIS.

Ngoài ra, các quy định về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm cũng được quy định cụ thể trong Luật Đóng gói và ghi nhãn sửa đổi năm 2011 của Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm. Nhãn sản phẩm phải bao gồm thông tin như tên sản phẩm, danh sách thành phần, thông tin dinh dưỡng, kí hiệu thực phẩm chay hay không chay, phụ gia thực phẩm và màu, hương liệu được công bố cụ thể, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, hàm lượng tịnh và trọng lượng ráo nước, số lô, mã số,nhận dạng lô, ngày sản xuất, đóng gói, hạn sử dụng tốt nhất, nước xuất xứ của thực phẩm nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng.

Mục 25 của Đạo luật FSS, 2006 quy định về các sản phẩm nhập khẩu. Theo đó, không được nhập khẩu vào Ấn Độ bất kỳ thực phẩm nào không an toàn, ghi nhãn sai hoặc không đạt tiêu chuẩn, hoặc chứa chất lạ. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải có giấy phép theo các đạo luật, quy tắc hoặc quy định. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu cũng không được vi phạm bất kỳ quy định nào khác trong Đạo luật này hoặc các quy tắc và quy định ban hành dựa trên Đạo luật này.

Lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm, trái cây sang Ấn Độ

Hội thảo trực tuyến đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hiểu rõ hơn về quy định của Ấn Độ về cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự tham gia của nhiều đại diện doanh nghiệp cũng cho thấy sự quan tâm và nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm.

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại tại Ấn Độ cũng khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm sang thị trường Ấn Độ cần nghiên cứu kỹ thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định bởi Cục tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm và phải có mã số chứng nhận FSSAI của nhà nhập khẩu thì hàng hóa mới được nhập khẩu vào Ấn Độ, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn của việc ghi nhãn thực phẩm như sản phẩm chay, mặn, sản phẩm Halal...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ

Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó, chú trọng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận lẩn tránh thuế với gỗ dán Việt Nam lần thứ 8

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận lẩn tránh thuế với gỗ dán Việt Nam lần thứ 8

Dự kiến, ngày 14/7/2023 tới đây, Hoa Kỳ sẽ ra kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo

Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo

Lượng xe chở hàng hóa, chủ yếu là sầu riêng, đổ về khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến.
59/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng

59/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán hợp đồng

Tính đến 17h30 ngày 29/5, có 59/85 chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chưa có giá đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.
Việt Nam tiếp tục thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam tiếp tục thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 9,67 nghìn tấn, trị giá 15,32 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Pin mặt trời xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế

Pin mặt trời xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế

Pin năng lượng mặt trời từ các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp tục được miễn thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống lẩn tránh thuế.
PV GAS có Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc mới

PV GAS có Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã bầu ông Nguyễn Thanh Bình giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Phạm Văn Phong giữ chức thành viên Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc PV GAS.
PV GAS tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

PV GAS tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023

Ngày 25/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, thảo luận và tiến hành biểu quyết đối với kế hoạch năm 2023 và các nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Sửa đổi, bổ sung chi phí lập nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Giá xăng dầu tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 1/6/2023

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu

Đài Loan gia hạn cắt giảm thuế đối với một số nhóm hàng hóa nhập khẩu

Vải tươi chín sớm của Đài Loan bắt đầu được cung ứng ra thị trường

Vải tươi chín sớm của Đài Loan bắt đầu được cung ứng ra thị trường

Cấp bách triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu

Cấp bách triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu

Các giải pháp giảm áp lực tiêu thụ vải và nhãn

Các giải pháp giảm áp lực tiêu thụ vải và nhãn

Các bạn nhỏ thích thú trải nghiệm Tuần lễ nhận diện sách và đồ chơi thật-giả

Các bạn nhỏ thích thú trải nghiệm Tuần lễ nhận diện sách và đồ chơi thật-giả

Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Giá dầu thô WTI tăng 0,51% lên 73,04 USD/thùng; Thép giảm lần thứ 8

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4

5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%

5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%

Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 5/2023

Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 5/2023

Công khai thông tin về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Công khai thông tin về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới

Giá dầu phục hồi tuần thứ 2 liên tiếp, thị trường kim loại đỏ lửa

Giá dầu phục hồi tuần thứ 2 liên tiếp, thị trường kim loại đỏ lửa