Nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp; Giải pháp về chuyển đổi số trong việc bán hàng, quản lý sản xuất; Công thức viết nội dung và 101 cách giật tít tiêu đề cho bài viết; Ứng dụng AI để làm nội dung; Cách thiết kế tờ rơi, banner, card visit chuyên nghiệp... là những nội dung hấp dẫn được các diễn giả chia sẻ với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tại Hội nghị tập huấn sáng ngày 15/6, tại Thành phố Ninh Bình.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng trong công cuộc chuyển đổi số của lực lượng Quản lý thị trường Phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích của thanh niên công nhân trong chuyển đổi số Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia Bộ Công Thương thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dữ liệu lớn về thương mại, công nghiệp và năng lượng
Nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Ông Võ Xuân Nam, Phụ trách đào tạo, Trung tâm Phát triển TMĐT

Hội nghị do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT & KTS) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức.

Trao đổi với các học viên về chuyển đổi số, vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, ông Võ Xuân Nam, Phụ trách đào tạo, Trung tâm Phát triển TMĐT cho biết, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Theo ông Nam, chuyển đổi số giúp tăng năng suất, giảm chi phí và mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Với doanh nghiệp, chuyển đổi số đem lại cụ thể mười lợi ích, cụ thể: Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp; Quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn; Nâng cao trải nghiệm khách hàng; Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban; Mang lại sự linh hoạt của doanh nghiệp; Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp; Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ công ty; Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh; Tăng lợi nhuận (Chuyển đổi số dẫn tới lợi nhuận tốt hơn); Góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.

Nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Ông Trần Mạnh Cường - Giảng viên Đào tạo Sapo

Bàn luận sâu về 3 lý do nhà bán hàng PHẢI bán đa kênh, ông Trần Mạnh Cường - Giảng viên Đào tạo Sapo cho rằng: một là, cải thiện trải nghiệm mua sắm; hai là, tuân thủ theo nguyên tắc “Không bỏ hết trứng vào 1 giỏ”; ba là, mua sắm đa kênh sẽ trở thành điều hiển nhiên. Trong đó, với nguyên tắc “Không bỏ hết trứng vào 1 giỏ”, ông Cường giải thích, mỗi sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiktok shop…) đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng, nếu chỉ bán hàng trên một sàn thì quá mong manh, không có nền tảng dự phòng… Cần xây dựng kênh tài sản riêng (Website bán hàng - Fanpage facebook - Group facebook, group Zalo…) nhằm duy trì, tạo mối liên hệ với khách hàng. Ngoài ra, kênh cửa hàng offline tuy chi phí cao nhưng cũng là cần thiết để phục vụ khâu đổi trả, tương tác khách hàng, upsale, cross sale.

Nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Văn Hoan - Trưởng phòng Công Nghiệp, Sở Công Thương Ninh Bình

Lựa chọn chủ đề về 101 cách giật tít tiêu đề cho bài viết, Ông Hoàng Khánh Dương – Giám đốc chiến lược - Công ty TNHH Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp iViet thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp tham gia Hội nghị tập huấn. Theo đó, ông Dương gợi ý một số cách cơ bản để giật tít gây ấn tượng với độc giả như: Giật tít dạng cảnh báo; theo hot trend mạng xã hội; Sử dụng linh hoạt con số vào tiêu đề; Đặt ra câu hỏi trong tít bài; hướng vào nhóm đối tượng/mục đích cụ thể; Giật tít bằng trải nghiệm bản thân…

Phiên thảo luận dưới sự điều phối của cán bộ đến từ Trung Tâm phát triển TMĐT đã diễn ra sôi nổi; các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã trao đổi cởi mở, thảo luận về các vấn đề còn vướng mắc liên quan đến các nội dung, chủ đề diễn giả đã trình bày tại Hội nghị.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận