Nâng cao vị thế gia vị và hương liệu của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu toàn thế giới

Theo thống kê, sản lượng hồ tiêu Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới và chiếm 35% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu sang 110 quốc gia.
Bỉ - thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2022 tiếp tục tăng cao với cùng kỳ Định hình triển khai Chiến lược xuất khẩu quốc gia

Quế và hoa hồi được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Ấn Độ, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu với tổng doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD/năm.

Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ quế và hoa hồi còn tương đối khiêm tốn so với tiềm năng, tuy nhiên các loại cây này đang là sinh kế bền vững cho hơn 200.000 gia đình thuộc đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Các sản phẩm hương liệu, gia vị xuất khẩu của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu chủ lực của quế và hồi nước ta chủ yếu ở khu vực châu Á (như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan - Trung Quốc…) và các nước thuộc Liên minh châu Âu - EU. Trước xu hướng gia tăng về nhu cầu nguyên liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm và dược phẩm… cùng với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, các sản phẩm từ quế, hồi Việt Nam có thêm động lực và thời cơ để phát triển.

Ngoài Vietnam cinnamon (quế Việt Nam), star anise (hoa hồi) thì trong số các loại gia vị của Việt Nam, hồ tiêu cũng là một gia vị rất nổi tiếng và lượng tiêu thụ cực kỳ lớn trên thị trường xuất khẩu thế giới, chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao.

Theo thống kê, sản lượng hồ tiêu Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới và chiếm 35% sản lượng toàn cầu, xuất khẩu sang 110 quốc gia. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được 125.553 tấn hồ tiêu đạt kim ngạch 568,8 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, mặc dù lượng hồ tiêu xuất khẩu giảm đến 19% nhưng giá trị lại tăng tới 13,5% do giá xuất khẩu đã được cải thiện.

Diện tích trồng hồ tiêu tại Việt Nam năm 2020 đạt 130.838 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tuy vậy, diện tích này có thể giảm đi trong năm 2022, sản lượng hồ tiêu ước đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với năm 2021.

Trung Đông và châu Phi là các khu vực khá rộng lớn với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, là trung tâm trung chuyển hàng hóa đi đến các khu vực xung quanh. Khu vực này có quy mô lớn và mức độ phát triển đô thị hóa nhanh, đây là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết, hợp tác mở rộng xuất khẩu, đầu tư.

Bên cạnh đó, tại châu Phi có nhiều quốc gia nằm sâu trong lục địa thường xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc nên rất khó khăn trong trồng trọt và sản xuất lương thực thực phẩm. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu của khu vực này rất lớn.

Mặc dù là khu vực có tiềm năng lớn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ những rủi ro họ phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi, nhất là rủi ro về thanh toán. Nhiều đối tác thanh toán chậm, không có khả năng thanh toán hoặc rủi ro về tỷ giá.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp rủi ro trong tranh chấp về hợp đồng mua bán như khối lượng, thời gian giao hàng, trọng lượng hàng hóa; tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng do người ký kết hợp đồng không có năng lực nhập khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề về văn hoá, tín ngưỡng địa phương. Đại đa số người dân tại Trung Đông và một số khu vực tại châu Phi theo đạo Hồi nên các loại thực phẩm ăn uống đều phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn Halal. Chứng nhận Halal được ví như giấy “thông hành” để các sản phẩm của Việt Nam tiêu thụ tại các thị trường Hồi giáo này.

Hàng rào thuế quan và các quy định nhập khẩu cũng là một lưu ý lớn cho các doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu nông sản vào thị trường này. Ví dụ, tại UAE thuế quan được thay đổi liên tục, vì vậy doanh nghiệp cần cập nhật những nội dung này trước khi xuất khẩu hàng hóa. Thuế quan đối với mọi hàng hóa nhập khẩu là 5% (trừ một số hàng dược phẩm), tỷ lệ 50% đối với xuất khẩu rượu và 100% đối với thuốc lá.

Đối tác UAE bao giờ cũng yêu cầu thanh toán TT, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tính từ đầu năm đến nay, thương vụ giữa doanh nghiệp Việt và UAE đã gặp hơn 30 vụ lừa đảo liên quan tới việc thanh toán TT. Vì vậy đại diện cơ quan Thương vụ khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu sang UAE, tại điều khoản thanh toán trong hợp đồng cần cố gắng yêu cầu các đối tác sử dụng phương thức thanh toán L/C. Và cần nhờ phía Thương vụ xác minh doanh nghiệp để tiến hành ký hợp đồng, tránh trường hợp xảy ra rủi ro, việc đòi lại tiền rất khó khăn.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Gần đây, các chuyên gia bảo mật đã ghi nhận lỗ hổng RCE (thực thi mã từ xa) có mã CVE-2024-38094 bị khai thác trong thực tế nhằm đạt quyền truy cập tới hệ thống mạng doanh nghiệp.
Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Gần đây, các tổ chức chính phủ và tôn giáo tại Đài Loan đã trở thành mục tiêu của nhóm APT Evasive Panda có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tấn công này, Evasive Panda sử dụng bộ công cụ hậu khai thác có tên CloudScout để xâm nhập và thu thập dữ liệu. Bộ công cụ này có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều dịch vụ đám mây khác nhau nhờ vào các cookie phiên web bị đánh cắp. Thông qua một plugin, CloudScout hoạt động đồng bộ với MgBot – bộ khung mã độc đặc trưng của nhóm Evasive Panda.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Tiếp nối chuyến công tác tại Ả-rập Xê-út, tối ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Qatar từ ngày 30 – 01/11/2024.
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.
Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận