Ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch năm 2023

Năm 2023, ngành Du lịch đề ra mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỉ đồng.
Định hướng phát triển ngành du lịch xanh, bền vững Phát triển du lịch chợ phiên gắn với làng nghề truyền thống dân tộc thiểu số Tập trung khai thác thế mạnh của du lịch biển, đảo Việt Nam 204 sự kiện hấp dẫn trong Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh

Những con số này không cao hơn quá nhiều so với năm 2022, đặc biệt là với số lượng khách nội địa (năm 2022 khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt), nhưng cũng dự báo ngành sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn.

Có thể thấy, việc Tổng cục Du lịch tham mưu, đề xuất về triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch đã đạt được một số kết quả, tạo ra những chuyển biến tích cực, bước đầu đem lại những tín hiệu khả quan cho việc phục hồi. Công tác chỉ đạo định hướng các địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động quảng bá điểm đến, tái khởi động các mô hình liên kết và đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch trong giai đoạn mở cửa lại thị trường được chú trọng, triển khai kịp thời và có hiệu quả. Sự chủ động chuẩn bị và triển khai nhiều sự kiện, hoạt động du lịch quy mô lớn của các tỉnh/thành phố, sự vào cuộc tích cực, cung cấp nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn của các doanh nghiệp, điểm đến trên cả nước đã tạo nên sự bùng nổ của khách du lịch nội địa, vượt xa mục tiêu của khách nội địa năm 2022.

Năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt (bằng 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm 2022). Tổng số khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt khách (tăng 68,8% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỉ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022 và đạt 66% so với năm 2019. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả nước với 28,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch năm 2022 ước đạt 120.000 tỉ đồng, tăng 171,2% so với cùng kỳ năm 2021. Hà Nội đứng thứ 2 về tổng lượng khách, ước đón 18,7 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2021, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60.000 tỉ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2021.

Tuy nhiên, lượng khách và tổng thu từ du lịch giữa các địa phương vẫn có sự chênh lệch khá lớn. Ví dụ, TP.HCM đón 28,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch 120.000 tỉ đồng, trung bình khoảng 4,2 triệu đồng/khách. Trong khi đó, Bắc Giang đón 1,35 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 650 tỉ đồng, trung bình khoảng 480.000 đồng/ khách.

Bên cạnh sự trở lại đáng ghi nhận, đặc biệt là tăng trưởng của khách nội địa sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch vẫn gặp một số khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu suy thoái, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Ở trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Du lịch thế giới năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục có sự phục hồi nhưng chưa trở về được mức như năm 2019; du lịch nội địa tiếp tục có sự tăng trưởng nhưng tốc độ sẽ chậm lại. Các thị trường gửi khách chủ yếu của Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn. Chính sách thị thực của Việt Nam chưa có nhiều ưu thế hơn so với các quốc gia trong khu vực. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Du lịch sẽ mạnh mẽ hơn; xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động du lịch. Ngành Du lịch được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển đột phá, đồng đều giữa các vùng miền, địa phương.

Năm 2023 ngành Du lịch đề ra hàng loạt nhiệm vụ: Triển khai công bố Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 sau khi được Chính phủ phê duyệt; Triển khai thực hiện 2 Thông tư: Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực du lịch thuộc Sở Du lịch; Sở VHTTDL; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch và Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí của các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Hoàn thành việc tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sau khi tổ chức lại mô hình Tổng cục Du lịch.

Ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch năm 2023
Ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch năm 2023

Tổng cục Du lịch cũng tập trung triển khai các chương trình, đề án trọng tâm của ngành: Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 sau khi được phê duyệt; Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: 2021 đến 2025, Đề án phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam...

Dự kiến Quý I/2023 diễn ra Hội nghị toàn quốc về du lịch. Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ VHTTDL tổ chức dự kiến diễn ra trong năm 2023. Cùng với đó là Hội nghị chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam.

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2023, Tổng cục Du lịch đề nghị Bộ VHTTDL quan tâm chỉ đạo bố trí đủ kinh phí để triển khai hiệu quả các chương trình kế hoạch, đề án phục hồi, phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh mới. Chỉ đạo các địa phương quan tâm đến công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực du lịch; công tác xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tăng đầu tư cho du lịch… Bố trí kinh phí để triển khai xây dựng một số đề án trọng tâm của ngành Du lịch đã được giao tại Kế hoạch số 2862/KH-BVHTTDL ngày 11.8.2021 thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chỉ đạo Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch kịp thời triển khai hiệu quả các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước theo chương trình, kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận