Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm... rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng Tạp chí QLTT tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Rượu nếp, nếp cẩm: đây là thứ không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của nhiều người, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh tro: là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Hoa quả: với mong muốn "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể, người ta thường lựa chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài xanh... và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Thịt vịt: đây là món ăn không thể thiếu của người miền Trung trong ngày tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng, vào những ngày tháng 5 oi nóng thì ăn thịt vịt sẽ giúp cho cơ thể mát mẻ hơn.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Chè trôi nước: đây là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Chè kê: đây là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn rồi.

Hy vọng qua bài viết này, giúp các bạn đã hiểu hơn ngày tết Đoan Ngọ là ngày gì cũng như sự tích và ý nghĩa của nó.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 23 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 23 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/9 đến ngày 20/9), toàn Thành phố ghi nhận 285 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 58 ca so với tuần trước đó).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Thái Bình: Bắt giữ đối tượng mua bán trái phép pháo nổ

Thái Bình: Bắt giữ đối tượng mua bán trái phép pháo nổ

Ngày 24/9/2024, Công an huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cho biết: Qua công tác nắm tình hình, tổ công tác đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Thái Thụy phát hiện Phạm Văn Việt (sinh năm 2000, trú tại xã Tây Sơn, huyện Kiến Xương) có hành vi mua bán trái phép các loại pháo cho một số người trên địa bàn.
Giữ người và khám xét khẩn cấp đối với Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Giữ người và khám xét khẩn cấp đối với Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Qua công tác nắm tình hình, xác minh, giải quyết nguồn tin về tội phạm, ngày 23/9/2024 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc, phương tiện cá nhân đối với Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và một số cá nhân.
Xử lý quản trị viên hội nhóm facebook duyệt thông tin sai sự thật về tình hình mưa lũ tại Hà Nội

Xử lý quản trị viên hội nhóm facebook duyệt thông tin sai sự thật về tình hình mưa lũ tại Hà Nội

Ngày 18/9/2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã xử lý một quản trị viên của hội, nhóm “Đông Anh News” về hành vi phê duyệt bài viết có nội dung sai sự thật về tình hình mưa lũ tại Hà Nội.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức từ Campuchia về Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương

Thủ tướng: Tránh tình trạng việc nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương

Khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định, không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận