Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Công an; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Công điện nêu: Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong những tháng đầu năm 2024, Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan đã tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu liên tục cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng, gây biến động giá cả và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ nhất là xăng dầu, nguyên vật liệu, cước vận tải, giá vàng... Ở trong nước, mặc dù nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Để tiếp tục bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng xăng dầu (nhất là các Công điện: số 1123/CĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2023, số 1284/CĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2023, số 1437/CĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023, số 09/CĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2024); trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Chủ động nguồn hàng, cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung

Bộ trưởng Bộ Công Thương:

Chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng, cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình (từ đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ), duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, bán đúng giá niêm yết; thực hiện nghiêm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 được phân giao và dự trữ xăng dầu theo quy định.

Theo dõi sát tình hình thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối, nhất là những thương nhân thực hiện đạt thấp; chỉ đạo, hướng dẫn việc điều tiết, bảo đảm cân đối cung cầu xăng dầu trên từng địa bàn.

Chủ động xây dựng kế hoạch xăng dầu cho năm 2025 và các năm tiếp theo; dứt khoát không để thiếu hụt hoặc đứt gãy nguồn cung như năm 2022. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước Nhân dân nếu để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Thường xuyên theo dõi sát các diễn biến thị trường hàng hóa thế giới và trong nước, tình hình thiên tai, bão, lụt để có kế hoạch dự phòng, bảo đảm cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu, điều hành giá xăng dầu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, bảo đảm khoa học, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2024.

Bộ trưởng Bộ Tài chính:

Tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện công tác điều hành giá xăng dầu theo quy định; cập nhật, rà soát và điều chỉnh các chi phí thực tế phát sinh trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu cho phù hợp, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, bảo đảm thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc trích lập, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm (hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý) các sai phạm theo quy định.

Tiếp tục thực hiện kiểm tra giám sát, yêu cầu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai dự trữ quốc gia xăng dầu theo kế hoạch, lộ trình các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 861/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 về việc Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 305/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2024 về phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030.

Hỗ trợ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp cận nguồn vốn, tạo nguồn hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tiếp cận nguồn vốn để khuyến khích doanh nghiệp tạo nguồn hàng, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo đúng quy định pháp luật, không để lợi dụng vi phạm pháp luật.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

Chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có kế hoạch, phương án sản xuất, phân phối, dự trữ, điều tiết, bán lẻ xăng dầu phù hợp, kịp thời, hiệu quả, khoa học, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trước Nhân dân nếu thiếu chủ động để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổ chức vận hành an toàn, ổn định các nhà máy, bảo đảm việc sản xuất, dự trữ và cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật; cung cấp đủ nguồn hàng cho thị trường trong nước theo các hợp đồng đã ký với các thương nhân đầu mối. Công bố công khai kế hoạch và khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu theo từng tháng, quý để chủ động cân đối nguồn nhập khẩu, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường. Chủ động trong mọi tình huống, không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, bị động do yếu tố sản xuất.

Chỉ đạo các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống có kế hoạch, phương án kinh doanh, bán lẻ xăng dầu khoa học, hợp lý, bảo đảm đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước.

Xử lý nghiêm hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xăng dầu trong việc tạo nguồn hàng, vận chuyển, lưu thông, phân phối xăng dầu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn theo quy định; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới, vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, hóa đơn điện tử…

Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đẩy mạnh công tác thông tin về tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước đến các hội viên, quán triệt hội viên thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thực hiện chủ động, quyết liệt các giải pháp để đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Sắc đỏ bao phủ thị trường kim loại và cà phê

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV), lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch tuần qua (7-13/10).
Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày hôm nay

Cuối giờ chiều nay (11/10), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo công bố chính thức điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% từ 11/10/2024. Giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận