Nhận diện sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác
Sâm Ngọc linh mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe |
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao. Sâm Ngọc Linh đang chưa tới 52 loại saponin quý hiếm, khác biệt với mọi loại sâm khác.
Vậy, cách thức nhận diện và phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sản phẩm sâm khác như thế nào?
Theo các chuyên gia, sâm Ngọc Linh có bền mặt vỏ xù xì, thô ráp do sinh trưởng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Trong khi một số loại sâm khác có lớp vỏ ngoài bóng mượt, ít sần sùi và thường không có điểm thắt.
Về trọng lượng, sâm Ngọc Linh cầm rất chắc tay. Củ nhìn bé nhưng cân lại rất nặng và trọng lượng một củ sâm Ngọc Linh lớn nhất vào khoảng 300-500gram. Trong khi, một số loại sâm khác cầm xốp tay, nhìn to nhưng khi cân lên trọng lượng nhỏ. Củ lớn nhất có trọng lượng có khi lên tới 3kg.
Về cấu tạo rễ, sâm Ngọc Linh có bộ rễ chùm, phân bổ dọc theo thân rễ chính và rễ phụ đều bám và phát triển từ các đốt. Trong khi một số loại sâm khác, thân trơn mặc dù phát triển đốt khúc nhưng rất ít sợi rễ.
Về mùi vị, sâm Ngọc Linh ăn có vị đắng gắt, sau đó chuyển sang ngọt thanh, thơm giòn và không sơ. Còn một số loại sâm khác, ăn thấy sồn sột, dai, vị đắng gắt và ngái, không thanh ngọt, ăn thấy rát cổ.
Về cấu trúc mắt, sâm Ngọc Linh có đốt mắt sần, nhiều rễ bám, có u cục ở gốc. Khoảng cách giữ các mắt không đều, nằm so le (hình đốt trúc). Mỗi năm phát triển một đốt. Còn một số loại sâm khác, một năm có thể phát triển ra nhiều đốt. Đốt không so le nhau, cách mắt đều.
Về hàm lượng saponin, sâm Ngọc Linh chứa 52 loại saponin quý hiếm, khác biệt với mọi loại sâm khác. Trong đó có MR2 là hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe và chỉ có ở sâm Ngọc Linh. Trong khi các loại sâm khác chỉ chứa khoảng 26 loại saponin.
Là một thượng dược quý và có giá trị kinh tế vô cùng lớn nên không quá khó hiểu khi có rất nhiều nơi bán sâm Ngọc Linh. Có rất nhiều công ty, đại lý, cơ sở bán củ sâm và lá sâm với mức giá khác nhau, đòi hỏi người tiêu dùng thông thái hơn trong lựa chọn của mình để tránh mua phải hàng trôi nổi, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.