Những điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).
Tạo đột phá để du lịch Việt Nam đi sau nhưng vượt lên trước, trở thành ngành mũi nhọn Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 Thủ tướng yêu cầu tăng cường biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 3462/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024.

Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia nhằm góp phần nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Giới thiệu, quảng bá các nét đẹp về giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của con người, đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Phấn đấu năm 2024, tỉnh Điện Biên đón 1,3 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.200 tỷ đồng; góp phần phát triển đột phá về du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên trong những năm tiếp theo.

Đề án cũng nhằm nâng cao chất lượng các chương trình du lịch, đồng thời khai thác các điểm du lịch, tuyến du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch tỉnh Điện Biên hướng đến. Thúc đẩy triển khai đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang và các khu, điểm du lịch khác; cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ du lịch; thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường sự liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực để phát triển du lịch, nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.

Các hoạt động chính trong năm du lịch quốc gia bao gồm: Lễ Khai mạc "Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024" và Lễ hội hoa Ban. Thời gian dự kiến tháng 3/2024. Địa điểm: Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nội dung: Tổ chức Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và Lễ hội hoa Ban. Chương trình dự kiến được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên Đài Phát thanh truyền hình một số tỉnh, thành phố.

Những điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024
Vẻ đẹp say đắm của thiên nhiên Điện Biên

Lễ Bế mạc "Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024", thời gian dự kiến cuối tháng 12/2024. Địa điểm: Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Nội dung: Tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2024; chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật; bàn giao cờ luân lưu cho địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025.

Tổ chức họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào Quý I/2024 tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung họp báo cung cấp thông tin về chương trình và công tác chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 đến các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

Đồng thời, Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ban, ngành liên quan; sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự thống nhất giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương trong tỉnh; sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, Nhân dân tỉnh Điện Biên và cả nước.

Các hoạt động, sự kiện trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 phải đảm bảo thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh. Thể hiện nét đặc sắc của con người, vùng đất, phong cảnh thiên nhiên, văn hóa đặc trưng các dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng thông qua chuỗi sự kiện có nội dung sâu sắc, hấp dẫn, được tổ chức hiệu quả, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm trong mối liên kết giữa các tỉnh, thành phố.

Mỗi hoạt động triển khai phải được xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể; ưu tiên nguồn lực tổ chức các hoạt động có tính chất điểm nhấn, hấp dẫn, có sức lan tỏa rộng và có tính liên kết cao. Phấn đấu thực hiện tốt công tác xã hội hóa, đảm bảo tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí; kêu gọi sự hỗ trợ của các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước trong công tác truyền thông, quảng bá.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Dự báo, khoảng 16h ngày 7/9, tâm bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ; sức gió cấp 11, giật cấp 13. Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa lớn phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 7 đối tượng để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận