Phát động chiến dịch "kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"

Chiến dịch trang bị các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.

Thời gian qua, người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản.

Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, trong 9 tháng năm 2024 đã tiếp nhận hơn 22.200 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet gửi về Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

Bìa handbook-min.jpg

Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dân được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến. Khi người dân, những người yếu thế nắm vững được các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến sẽ cảnh giác hơn, từ đó giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày.

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phát động Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Cục An toàn thông tin. Chiến dịch được triển khai trên diện rộng từ ngày 10/10/2024 đến ngày 20/11/2024, phối hợp với các Bộ ban ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp ATTT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.

Chiến dịch tập trung phổ biến các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.

viber_image_2024-10-11_15-45-59-688.jpg

5 nhóm kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến

Hưởng ứng Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị, cơ quan báo chí phối hợp cùng tham gia sản xuất chuỗi series các bài viết, video, phóng sự và các nội dung trên nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp rộng rãi tới mọi đối tượng trên không gian mạng. Cục An toàn thông tin sẽ cung cấp bộ Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến làm tư liệu sản xuất nội dung cho các đơn vị.

Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Mới đây, người dân sinh sống tại Brighton (Anh) cho biết mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo ưu đãi giá vé định kỳ 6 tháng đến từ công ty xe bus địa phương, kêu gọi người dùng tham gia vì chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thực chất, đây hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo, được các đối tượng xấu sử dụng để chiếm đoạt thông tin của người dân.
Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo giả danh là lãnh đạo hoặc Thanh tra của Sở Y tế để liên lạc với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Hiện nay, nhiều tài khoản cá nhân và tổ chức giả mạo đang chủ động liên hệ khách hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Telegram, với nội dung tri ân khách hàng, trao thưởng, tặng quà,…
Cảnh báo trang tin giả mạo giải chạy “Đà Lạt Music Night Run”

Cảnh báo trang tin giả mạo giải chạy “Đà Lạt Music Night Run”

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện một số trang fanpage giả mạo, mạo danh Giải chạy bộ âm nhạc Dalat Music Night Run, nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo các đơn vị: Nếu phát hiện thấy thuốc Zinnat tablets 500mg không rõ nguồn gốc như cảnh báo, cần khẩn trương thông báo về Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 5021/SYT-NVD thông báo về việc thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ mịn.
Click vào đường link lạ do shipper gửi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Click vào đường link lạ do shipper gửi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Trước thủ đoạn giả danh shipper giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt; không nên chuyển tiền cho người lạ và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận