Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng
Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin vừa cho biết, qua thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, đã ghi nhận 125.226 địa chỉ trang web giả mạo cơ quan, tổ chức.
Các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Theo Cục An toàn thông tin, mục tiêu hướng đến của các đối tượng là lừa đảo người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính- ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các công ty lớn.
Riêng trong tháng 8/2024, hệ thống giám sát của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã phát hiện 55 trang web (website) giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.
Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa là lĩnh vực thương mại điện tử.
Cụ thể, có tới 12 trang web giả mạo website sàn thương mại điện tử Tiki, 6 trang web giả mạo website sàn thương mại điện tử Shopee, 3 trang giả mạo sàn thương mại điện tử Lazada, 3 trang web giả mạo sàn thương mại điện tử Sendo, giả mạo sàn thương mại điện tử Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa là thuộc lĩnh vực thương mại điện tử.
Có 1 trang web giả mạo Amazon; 1 trang web giả mạo website của Điện máy xanh. Lĩnh vực bưu chính- logistics có tới 8 trang giả mạo website của Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm.
Lĩnh vực tài chính- ngân hàng cũng bị giả mạo khá nhiều, gồm: 4 trang giả mạo Ngân hàng TMCP Bảo Việt, 4 trang web giả mạo website của Ngân hàng TMCP Quân đội, 2 trang web giả mạo các Ngân hàng TMCP Á Châu. Bên cạnh đó còn có các trang web giả mạo Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng TMCP Phương Đông và Quốc tế.
Thậm chí, còn có web còn giả mạo website của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; giả mạo các tập đoàn lớn trong nước như Viettel, VNPT.
Từ thực tế giả mạo website lừa đảo trên, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đề nghị các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, cảnh báo sớm đến người dùng nhằm ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng, bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
