Quản lý thị trường Hà Giang: Xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng dân
Từ bản lĩnh của người cán bộ QLTT miền núi…
Đi Quản Bạ nhé!
Đồng chí Thủ trưởng Cục QLTT Hà Giang – Vũ Quốc Khanh đề xuất khi chúng tôi đặt vấn đề đi thực tế địa bàn.
Con đường từ thành phố Hà Giang đến Quản Bạ là tuyến đầu của cung đường huyết mạch Hà Giang - Yên Ninh – Đồng Văn – Lũng Cú. Gần 60 km với nhiều cua tay áo một bên núi đá, một bên vực sâu, nhiều điểm đường đang sửa chữa khiến chúng tôi không khỏi hồi hộp.
Chưa là gì đâu, mấy bạn ạ! Đồng chí Khánh nói.
Đúng chưa là gì, bởi Hà Giang vốn nổi tiếng với những cung đường như dải lụa quấn quanh núi nếu ai đi lần đầu chắc khó có thể tả được cảm xúc.
Đường xá xa xôi như thế này thì công tác nắm địa bàn của cán bộ công chức QLTT như thế nào - chúng tôi hỏi?
Anh Khánh chia sẻ, Hà Giang là tỉnh vùng cao với nhiều núi đá hiểm trở, đường xá tuy đã được nâng cấp nhưng đi lại vẫn rất khó khăn. Với 19 dân tộc đồng bào sinh sống, ngày nay tỉnh Hà Giang đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế - văn hóa - xã hội, đời sống người dân cơ bản được nâng cao. Tuy nhiên, một bộ phận người dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn, dân trí thấp. Tâm lý thích mua hàng giá rẻ, hình thức màu mè bắt mắt mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Chính vì thế mà công tác nắm địa bàn, truyền truyền vận động từ hộ kinh doanh đến người dân hiểu, không tiếp tay cho hàng giả, hàng nhập lậu, vi phạm an toàn thực phẩm… là việc không phải dễ.
![]() |
Cục QLTT tỉnh Hà Giang cũng đã chủ động lồng ghép các hoạt động truyền thông, thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức thông tin, cổ động trực tiếp đến với đông đảo người dân, nhất là các hộ, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn… Qua đó, đã vận động được trên 3 nghìn cơ sở ký cam kết không vi phạm về lĩnh vực QLTT. |
Khó cũng phải làm – Bởi người dân chính là gốc của mọi vấn đề - anh Khánh bảo đó chính là chỉ đạo xuyên suốt của Cục trong thời gian qua. Để triển khai các hoạt động chuyên môn hiệu quả nhất, hàng tuần, Lãnh đạo Cục Hà Giang thường họp giao ban trực tuyến chỉ đạo các Đội triển khai công tác giám sát địa bàn, kiểm tra, kiểm soát kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giúp người dân nâng cao nhận thức và cách nhận biết hàng thật – hàng giả, hàng vi phạm.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, Cục QLTT tỉnh Hà Giang cũng đã chủ động lồng ghép các hoạt động truyền thông, thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức thông tin, cổ động trực tiếp đến với đông đảo người dân, nhất là các hộ, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn… Qua đó, đã vận động được trên 3 nghìn cơ sở ký cam kết không vi phạm về lĩnh vực QLTT.
“Công tác tuyên truyền dựa trên nhiều yếu tố, muốn song hành được với người dân, để người dân hiểu thì trước tiên phải tiếp cận được họ và để họ hiểu mình làm gì, từ đó mới làm công tác tuyên truyền hiệu quả. Nếu không được người dân ủng hộ công tác tuyên truyền sẽ không có tác dụng, bởi hiện nay có cầu thì ắt có cung, người ta sẵn sàng cung ứng sản phẩm kém chất lượng khi người dân vẫn muốn sử dụng.” – anh Khánh cho hay.
Kiên trì với cách làm “nắm chắc địa bàn, thấu hiểu lòng dân” của cán bộ QLTT Hà Giang mà đến nay mặc dù là tỉnh vùng cao, địa bàn rộng lớn nhưng hàng giả hàng nhái, hàng nhập lậu, vi phạm an toàn thực phẩm trên ở Hà Giang đã giảm nhiều so với trước đây. Thực tế khảo sát tại một số hộ kinh doanh tại huyện Quản Bạ, hầu hết các hộ kinh doanh đều nắm vững các quy định về kinh doanh hàng hóa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn và hạn sử dụng, đặc biệt là các mặt hàng liên quan tới sức khỏe như thuốc chữa bệnh, thực phẩm…
![]() |
Quản lý thị trường Hà Giang: Xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng dân |
Anh Lý Tà Giáng – một người dân trong làng văn hóa cộng đồng Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, Huyện Quản Bạ cho biết: gia đình anh làm du lịch Homstay kết hợp kinh doanh các sản phẩm thảo dược. Cũng như nhiều hộ gia đình khác trong thôn, anh được các đồng chí cán bộ QLTT tuyên truyền vận động và hướng dẫn kinh doanh bán đúng giá, đảm bảo an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, đặc biệt các sản phẩm thảo dược phải đảm bảo các yếu tố quy định về tem nhãn, công bố chất lượng sản phẩm…Hộ kinh doanh gia đình anh cũng đã ký cam kết với đội QLTT Quản Bạ về các quy định trong kinh doanh, cũng chính nhờ đó mà khách du lịch đến Nặm Đăm cũng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở đây.
Thực tế đã minh chứng, năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên nhiều tỉnh thành bị dán đoạn, Cục QLTT Hà Giang vẫn triển khai kiểm tra, xử lý hơn 1.072 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 737 vụ; thu nộp ngân sách hơn 3 tỷ 313 triệu đồng.
Anh Khánh cho rằng, đã có giao thương, kinh doanh ắt có những vi phạm, nhưng với quyết tâm không để hàng hóa vi phạm có đất sống, các cán bộ QLTT Hà Giang không quản khó khăn sẽ nỗ lực hết mình trong thực thi nhiệm vụ. Trong năm 2022, Cục cũng sẽ triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền giúp người dân nhận biết hàng thật – hàng giả để lựa chọn cho mình sản phẩm an toàn.
…. Đến niềm tin của người đồng bào vùng cao
Cũng chính với bởi sự gắn bó, đặt quyền lợi của người dân lên đầu mà trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi lực lượng QLTT được tổ chức theo mô hình ngành dọc, trình độ nghiệp vụ ngày càng được chuẩn hóa thì niềm tin của người dân đối với mỗi cán bộ QLTT ngày càng cao hơn.
Niềm tin đó cũng đặt trách nhiệm lên vai người cán bộ QLTT Hà Giang, gần gũi với dân hơn nữa, cũng vì lẽ đó mà song song với công tác thực thi nhiệm vụ, cán bộ công chức, người lao động QLTT Hà Giang còn chia sẻ với người dân có hoàn cảnh khó khăn bằng các hoạt động thiền nguyện như làm đường, xây trường, xây nhà tình nghĩa… góp phần giảm bớt đói nghèo cho người dân vùng cao.
![]() |
Người lao động QLTT Hà Giang còn chia sẻ với người dân có hoàn cảnh khó khăn bằng các hoạt động thiền nguyện như làm đường, xây trường, xây nhà tình nghĩa… góp phần giảm bớt đói nghèo cho người dân vùng cao. |
“Dẫu chưa phải là nhiều, nhưng những đóng góp của mỗi người cán bộ QLTT Hà Giang, cùng với các nhà hảo tâm đã góp phần tạo nên những ngôi nhà, những con đường mang tên “quản lý thị trường” trên nhiều nẻo đường, thôn xóm của mảnh đất vùng cao xa xôi.” – Vị Thủ trưởng QLTT Hà Giang chia sẻ.
Trước sự tác động của xã hội, đâu đó vẫn còn hiện tượng tiêu cực song người đứng đầu Cục QLTT Hà Giang tin tưởng trong thời gian tới với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng cục, mỗi người cán bộ QLTT nói chung và Hà Giang nói riêng sẽ thường xuyên trau dồi giữ vững phẩm chất chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đẩy đủ, thực hiện nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước từ đó nhìn nhận vấn đề thấu đáo, để giảm bớt những tiêu cực thực thi công vụ - Đó cũng là kim chỉ nam xây dựng hình ảnh người cán bộ QLTT đẹp trong lòng người dân.
Cùng chuyên mục
Tin khác

QLTT Hà Nội: Xử lý nghiêm công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuốc lá nhập lậu

QLTT TP. Hồ Chí Minh xử phạt trên 340 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm

Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Giang

5 tháng đầu năm, QLTT Kiên Giang đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu của 6 tháng

Lạng Sơn: Quyết tâm ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử

Tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Phối hợp, ngăn chặn hàng tấn thực phẩm vi phạm

Cảnh giác với luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về nguyên tắc tập trung dân chủ
Đọc nhiều / Mới nhận

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả
