Quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.
4 tháng năm 2023, Việt Nam xuất siêu hơn 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc: Triển vọng đi đôi cùng thách thức Triển vọng thị trường và cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Uruguay Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu Xuất khẩu lạc quan, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường

Tại Thông báo, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu là kim ngạch xuất khẩu của hai lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nói chung, tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng, mục tiêu năm 2023 giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 17,0 tỷ USD, xuất khẩu thuỷ sản đạt 10,0 tỷ USD. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội cần có sự nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa để thực hiện các mục tiêu trên nhằm góp phần: (i) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng toàn diện, thực chất và hiệu quả; (ii) Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; (iii) Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; (iv) Khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh đối với 2 lĩnh vực lâm sản và thuỷ sản; (v) Nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thị trường, thể chế, thuế, vốn tín dụng cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản, thủy sản để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động trong lĩnh vực thuỷ sản và lâm sản.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản
(Ảnh: Báo Chính phủ)

Mục tiêu nữa là phát triển sản xuất lâm sản và thủy sản hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quyết liệt thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền, tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ có hiệu quả cùng các Hiệp hội, doanh nghiệp quyết liệt thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

Nhiệm vụ, giải pháp chung là tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người dân; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh.

Đồng thời, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh gây sách nhiễu, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; số hóa, giải quyết các thủ tục hành chính và kiểm soát giám sát các hoạt động doanh nghiệp và thu thuế, phí, lệ phí.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá về chiến lược: đào tạo nguồn nhân lực, thể chế, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông để giảm chi phí Logistic, điện để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm sản và thủy sản, coi đây là một trong những đột phá để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng và phát triển bền vững; các doanh nghiệp chủ động vươn lên, tự thiết kế mẫu mã các sản phẩm có mẫu mã độc đáo, nâng cao chất lượng, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng thay vì chỉ gia công theo đặt hàng với mẫu mã của nước ngoài.

Triển khai các biện pháp phù hợp chống gian lận xuất xứ hàng hóa

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT; hỗ trợ các hiệp hội tổ chức hiệu quả các hội chợ triển lãm về đồ gỗ, thuỷ sản, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường lớn, thị trường mới nổi nhất là thị trường ngách; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật, đảm bảo thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thủy sản, lâm sản; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản liên quan đến quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản.

Đồng thời, triển khai các biện pháp phù hợp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, trong chế biến, tiêu thụ thủy sản, lâm sản, giảm nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp thương mại, gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp. Đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp; các chương trình, đề án về "Giống", "Thức ăn nuôi trồng thủy sản" và "Hormone HCG" là mấu chốt gia tăng tỷ lệ sống, chất lượng phát triển và giảm giá thành sản phẩm…

Đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, tiếp tục thúc đẩy phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Khuyến khích doanh nghiệp, tư nhân đầu tư hạ tầng, trang thiết bị dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản trên biển, đầu tư mới, nâng cấp các trại sản xuất giống, trại nuôi trồng thủy sản, đầu tư mới, nâng cấp các kho lạnh lưu giữ, trung chuyển sản phẩm thủy sản; đẩy mạnh hợp tác công tư trong sản xuất, chế biến và kinh doanh đối với lĩnh vực lâm sản và thuỷ sản.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các hộ trồng rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của nước nhập khẩu.

Khắc phục "thẻ vàng" IUU

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC, tìm kiếm, xúc tiến thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam. Tiếp tục tổ chức điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho quản lý, phát triển thủy sản bền vững; tăng đầu tư hạ tầng nghề cá, đáp ứng được yêu cầu chống khai thác IUU.

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có chính sách phát triển thủy sản, quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thủy sản.

Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu sản xuất phù hợp để đảm bảo sản xuất phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái xanh, góp phần phòng chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền vững.

Đề xuất cơ chế hợp tác công tư trong huy động nguồn lực, người dân, xã hội đầu tư cho hạ tầng lâm, thủy sản. Xây dựng thí điểm một số mô hình về sản xuất giống, quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu, xúc tiến đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp; xây dựng cơ chế theo thẩm quyền khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong ngành lâm sản, thủy sản.

Bộ Tài chính khẩn trương trình cấp có thẩm quyền để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 (trong đó nghiên cứu kiến nghị của 02 Hiệp hội về giảm thuế giá trị gia tăng). Vận dụng chính sách tài khóa mở rộng linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm để hỗ trợ doanh nghiệp.

Tập trung công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Thủ tướng giao Bộ Công Thương tập trung công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tiếp tục đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác tiềm năng; đấu tranh bảo vệ thương hiệu, các mặt hàng xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế khi xảy ra tranh chấp thương mại.

Hướng dẫn các cơ chế, quy định của luật pháp để giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các cam kết quốc tế, phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi; chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan đại diện ngoại giao, các tham tán thương mại với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để hỗ trợ thông tin về các chính sách, thị trường tại các quốc gia, thị trường quan trọng và thị trường ngách.

Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức kết nối giữa thị trường trong nước và ngoài nước, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước; cung cấp các thông tin về thị trường; kịp thời cung cấp thông tin thay đổi chiến lược, cơ chế chính sách, thể chế của các nước để các cơ quan, doanh nghiệp có biện pháp thích ứng phù hợp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối kế hoạch vốn trung hạn để ưu tiên thực hiện các chính sách đầu tư về hạ tầng theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển khu công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phù hợp; phát triển các dịch vụ logistic, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo trong ngành lâm sản và thuỷ sản.

Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan, bảo đảm khả thi, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với quốc tế, nhất là chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến thuỷ sản và lâm sản; khẩn trương đề xuất cơ chế sử dụng Quỹ khoa học công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học phát triển ngành nông nghiệp, nhất là đối với 2 lĩnh vực thuỷ sản và lâm sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu các chính sách về đất đai đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất chuyên canh, chuyên nghiệp, sản xuất lớn, nhất là đối với các quy hoạch về đất đai; quy định về giao đất, giao rừng, giao mặt nước, giao mặt biển...

Đồng thời, xem xét, nghiên cứu sửa đổi quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản và nước thải ao nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện, năng lực ngành thuỷ sản và tiệm cận quy định của quốc tế.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh ưu tiên đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản, nhất là đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.

Bộ Công an, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát các quy định về phòng cháy chữa cháy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng tiệm cận với các quy định của quốc tế, không chuyển đổi trạng thái đột ngột, điều hành chính sách không giật cục; đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, không gây lãng phí cho các doanh nghiệp và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày 18/12. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công nghiệp dẫn dắt đà tăng toàn thị trường, trong đó nổi bật là mặt hàng ca cao với giá tăng vọt gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp vươn lên mạnh mẽ, tiếp sức cho tăng trưởng

Dù kinh tế thế giới còn nhiều thách thức song nhờ nền tảng vĩ mô ổn định và các biện pháp hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2024 đã phục hồi mạnh mẽ, trở thành động lực chính dẫn dắt tăng trưởng.
11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

11 tháng năm 2024: Xuất khẩu vươn lên, kinh tế thêm khởi sắc

Theo Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, tính đến hết tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 24,31 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD, còn khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc điện tái tạo, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực và tham nhũng

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc các dự án điện tái tạo, nghiêm cấm tiêu cực, tham nhũng, hoàn thành trước 31/1/2025, đảm bảo triển khai nhanh, phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (12-12), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, trừ giá xăng RON95 bật tăng 33 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Công điện của Bộ Công Thương về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện số 10075/CĐ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2024 gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa; các chủ đập thủy điện trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận