Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu

Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” được tổ chức với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu... là một trong những minh chứng rõ nét nhất về nỗ lực, trách nhiệm của ngành Công Thương trước tình hình kinh tế đất nước và trước chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu Đồng hành, hỗ trợ hợp tác xã Sơn La kinh doanh nông sản trên nền tảng số Xuất khẩu lạc quan, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng Triển vọng xuất khẩu của Thái Lan trong 06 tháng cuối năm 2023

Phát biểu khai mạc Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn chưa kết thúc, các quốc gia đang phải tập trung phục hồi kinh tế, chống lại sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng cũng như tình hình lạm phát ngày càng lan rộng, căng thẳng. Thế giới đang tiếp tục lâm vào những cuộc khủng hoảng mới về chính trị, kinh tế, thậm chí là chiến tranh cục bộ và chạy đua vũ trang. Nhiều quốc gia đang phải vất vả, tốn kém để đạt được các thỏa thuận trong hiệp định thương mại tự do (song phương, đa phương) nhằm thuận lợi hóa thương mại để thúc đẩy sản xuất. Trong khi đó, một số nước phát triển lại đã và đang dựng lên các hàng rào kỹ thuật, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

“Trong bối cảnh như vậy, người sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong nước là những đối tượng chịu sự tổn thương nhiều nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Hội nghị là một trong những minh chứng rõ nét nhất về nỗ lực, trách nhiệm của ngành Công Thương trước tình hình kinh tế đất nước và trước chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Báo cáo kinh tế - xã hội Quý I/2023 cho thấy, dù toàn hệ thống đã nỗ lực rất cao, nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32%. Nhiều địa phương - trong đó có những địa phương được xem là đầu tàu, là động lực thúc đẩy kinh tế trong nước - ghi nhận mức tăng trưởng cũng rất thấp.

Theo Bộ trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước và các địa phương thấp hơn so với kế hoạch và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, “là sự báo động đối với việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho năm nay và cho cả giai đoạn 5 năm, 10 năm tiếp theo, nếu chúng ta không kịp thời tìm được các giải pháp khắc phục”.

Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã có nhiều hoạt động như gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính; tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp;…nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, công điện và chỉ thị về việc đẩy mạnh sản xuất - tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu... Mới đây nhất, Thủ tướng đã ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu và Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các Bộ, cơ quan, địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” được tổ chức hôm nay với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu... là một trong những minh chứng rõ nét nhất về nỗ lực, trách nhiệm của ngành Công Thương trước tình hình kinh tế đất nước và trước chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước và sản xuất, kinh doanh thời gian qua để thẳng thắn trao đổi, đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu; chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế; Từ đó, dự báo tình hình trong những tháng tới để đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi, trong đó cả những cơ chế chính sách cần gỡ nhằm kịp thời khắc phục những yếu kém, lấy lại đà tăng trưởng, phấn đấu đạt được mục tiêu mà Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã đưa ra.

“Hiến kế” gỡ khó cho kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu

Tại Hội nghị, sau khi nghe ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trình bày báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2023 và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân và đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp đã phát biểu thảo luận, trao đổi cởi mở, thẳng thắn về tình hình và những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu những tháng đầu năm 2023; dự báo xu hướng thị trường và kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thời gian tới; đồng thời, thảo luận các giải pháp tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Đại diện các Hiệp hội, ngành hàng phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Là ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm song dệt may đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường, nhất là ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)- kiến nghị: Trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại; trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU - những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương. Đồng thời, có gói vay ưu lãi suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động.

Hay với ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất. Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.

Với ngành hàng gạo, dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), dù đạt nhiều kết quả ấn tượng song hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng. Về nguyên nhân, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, các giải pháp phải tập trung tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Trong thời gian tới, dự báo tình hình chính trị kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, khó đoán định, dự báo tăng trưởng thấp hơn so với đầu năm, trong khi đó, trong nước, tác động từ vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản đóng băng và tâm lý ngại trách nhiệm của một số bộ phận cơ quan, tổ chức, cá nhân…, cũng tác động đến tình hình sản xuất và xuất khẩu trong nước.

Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan và các Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Đối với các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng, thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và vận dụng các chủ trương, quan điểm, cơ chế, chính sách hiện có của Đảng, Nhà nước. Triệt để khai thác các thị trường mà nước ta là thành viên trong các FTA để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, từ thực tiễn hoạt động, khẩn trương kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách phù hợp, khả thi; vừa chú trọng khai thác thị trường truyền thống, vừa quan tâm khai mở thị trường mới, có tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu và tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu (nhất là những cơ chế, chính sách mới) để có những “phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, người sản xuất, lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, các hiệp hội làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là việc tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập, khai thác các thị trường và điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh) của các doanh nghiệp thành viên, qua đó nâng cao năng lực mọi mặt của các doanh nghiệp.

Thứ ba, chú trọng nghiên cứu Luật pháp quốc tế, Luật pháp nước sở tại để làm tốt chức năng phòng vệ thương mại trong các vụ việc có tranh chấp (giữa các doanh nghiệp nước ta và các đối tác khác, nhất là doanh nghiệp nước ngoài); đồng thời tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu ứng phó, vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu doanh nghiệp trong các khâu quản trị, tổ chức sản xuất, tiết giảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất và chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng các thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.

Thứ năm, tập trung củng cố các hiệp hội, khắc phục tình trạng “mạnh ai nấy chạy, việc ai nấy làm” để xây dựng, phát triển hiệp hội ngày càng lớn mạnh, cùng nhau phát triển.

“Để làm tốt nhất các nhiệm vụ nêu trên, đề nghị các Hiệp hội, doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với Thương vụ và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài; củng có quan hệ giữa hiệp hội sản xuất và hiệp hội xuất khẩu ở cả trong và ngoài nước; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực (chuyên nghiệp); làm tốt công tác truyền thông…”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực sản xuất, yêu cầu các đơn vị (Cục Công nghiệp, Cục Hóa chất, Cục Công Thương địa phương, Vụ Dầu khí- than và Vụ Kế hoạch - Tài chính) theo chức năng, nhiệm vụ cần khẩn trương làm việc với các ngành, địa phương có trọng điểm về công nghiệp (hoặc có liên quan) để tháo gỡ thực chất khó khăn cho doanh nghiệp; làm tốt chức năng tư vấn, kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để tăng cường nội địa hóa sản phẩm, tiếp thu công nghệ và quản trị, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, cần tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa…

Để gỡ khó cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu các đơn vị (Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại, Vụ Chính sách thương mại đa biên và các vụ thị trường trong và ngoài nước, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia) chú trọng làm tốt công tác thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa Thương vụ Việt Nam với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn trong nước. Bên cạnh đó, đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy các chuỗi cung ứng, liên thông, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời cần tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới nhất là chính sách và động thái chính sách mới của các nước lớn, các nước có tầm ảnh hưởng…. để tham mưu, tư vấn, phản ứng chính sách phù hợp…

Chú trọng hướng dẫn, giúp đỡ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng như Bắc Âu, Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để ký các FTA với Israel, đẩy nhanh tiến độ đàm phán với UAE để vào thị trường Trung Đông và biến các FTA này thành động lực để khai thác thị trường Châu Mỹ La tinh (bao gồm Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay…). Làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các Sở Công Thương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu và các đơn vị được Bộ Công Thương ủy quyền. Hỗ trợ tích cực các hiệp hội, doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế; tăng cường cơ chế cảnh báo sớm về nguy cơ các vụ kiện ở thị trường nước ngoài. Chú trọng phối hợp, hỗ trợ các địa phương (có vùng trồng, vùng nuôi) hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện tốt đề án “xuất khẩu chính ngạch”, gắn với xây dựng, củng cố thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để củng cố, phát triển thị trường trong nước với 100 triệu người tiêu dùng.

Đối với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các nước để mở cửa thị trường cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam có lợi thế và các nước có nhu cầu. Đặc biệt là với thị trường Trung Quốc để mở cửa thị trường xuất khẩu các mặt hàng rau củ, quả của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới… Đồng thời, có chỉ đạo rất cụ thể, sát sao để các địa phương có vùng trồng, vùng nuôi đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; có chính sách, giải pháp phát triển ổn định nguồn cung về gỗ, nguyên liệu, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, cây dược liệu … đáp ứng yêu cầu sản xuất, xuất khẩu.

Đối với Ngân hàng Nhà nước: đề nghị khẩn trương có giải pháp, chính sách hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh (nhất là gói tín dụng theo chuỗi giá trị sản phẩm); ưu tiên tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nghiên cứu để có các chính sách về khoanh, giãn, hoãn và giảm nợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để không chỉ cứu đơn hàng mà còn cứu cả thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng với thời hạn, mức vay và lãi suất hợp lý để các doanh nghiệp, người sản xuất duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với Bộ Tài Chính bao gồm Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan: đề nghị khẩn trương xem xét, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ giảm, giãn, hoãn một số loại thuế, tạo thêm nguồn lực cho các doanh nghiệp phát triển. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong các thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp ứng phó, đảm bảo cung cấp đủ than cho phát điện

Giải pháp ứng phó, đảm bảo cung cấp đủ than cho phát điện

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khẳng định đã chuẩn bị một số giải pháp để ứng phó, đảm bảo cung cấp đủ than cho phát điện năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án đầu tư nước ngoài mới

Trong 03 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu, tuy nhiên, xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 38,4%), điều chỉnh vốn (chiếm 17,3%) và GVMCP (chiếm 72,7%).
Kỳ họp lần II của Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam – Canada tại Hà Nội

Kỳ họp lần II của Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam – Canada tại Hà Nội

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho biết ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đã khai mạc Kỳ họp lần thứ II của Ủy ban hỗn hợp (UBHH) về Kinh tế Việt Nam - Canada.
Đề xuất siết quy định về kho, bể chứa xăng dầu

Đề xuất siết quy định về kho, bể chứa xăng dầu

Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề xuất siết quy định cho thuê, mượn kho chứa xăng dầu của các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu

Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Theo dự thảo mới này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Cần cơ chế rõ ràng cho năng lượng tái tạo

Cần cơ chế rõ ràng cho năng lượng tái tạo

Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ), Báo Chính phủ thông tin.
Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Cần có giải pháp tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép

Mới đây, 7 doanh nghiệp thép và tôn mạ đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng cần tìm ra giải pháp đồng bộ từ để hài hòa, tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường thép trước thông tin Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC).
Đề xuất cơ sở lưu trú du lịch sẽ được hưởng giá điện sản xuất

Đề xuất cơ sở lưu trú du lịch sẽ được hưởng giá điện sản xuất

Theo dự thảo mới nhất về Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đề xuất xây dựng theo hướng các cơ sở du lịch được áp dụng biểu giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sản xuất.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình