Rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm ở Hà Nội

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa triển khai kế hoạch điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên toàn thực phẩm.

Kế hoạch này được thực hiện theo Kế hoạch số 319/KH-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 26/12/2023 và Kế hoạch số 932/KH-SYT của Sở Y tế TP Hà Nội ngày 6/3/2024. Hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người dân trong năm 2024.

Theo kế hoạch, từ ngày 28/10 đến 15/11/2024, các xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành điều tra và thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, bao gồm cả các quán ăn vỉa hè và cơ sở thức ăn đường phố. Sau khi hoàn thành, các đơn vị sẽ gửi báo cáo kết quả điều tra về Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trước ngày 20/11/2024. Tiếp đó, các quận, huyện, thị xã sẽ tổng hợp và báo cáo kết quả lên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội trước ngày 25/11/2024.

Rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm ở Hà Nội
Ảnh minh họa

Việc điều tra, rà soát này sẽ giúp cơ quan chức năng có cái nhìn tổng thể về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, đồng thời phát hiện kịp thời những vi phạm để có biện pháp xử lý, ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Báo Kinh tế Đô thị cho biết tính từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 5.820 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm các cơ sở tại lễ hội, hội chợ, khu du lịch và các điểm công cộng. Kết quả cho thấy 83,7% các cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong khi hơn 16% vi phạm các quy định. Những cơ sở vi phạm đã bị xử phạt và yêu cầu khắc phục vi phạm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra 35.146 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố, trong đó 84,5% số cơ sở đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những trường hợp không đạt tiêu chuẩn đã được cơ quan chức năng nhắc nhở và xử phạt theo đúng quy định.

Theo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội, hiện nay tình trạng buôn bán, vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra. Đặc biệt, các loại thực phẩm vi phạm thường là bim bim, xúc xích, nội tạng động vật như dạ dày lợn, óc lợn, nầm lợn, mỡ bò... Các đối tượng thường gian lận bằng cách thay đổi nhãn mác hoặc kéo dài thời hạn sử dụng để tiêu thụ hàng hóa.

Trước thực trạng này, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, nhằm ngăn chặn thực phẩm không an toàn xâm nhập thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Với việc triển khai kế hoạch điều tra, rà soát năm 2024, Hà Nội kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng quản lý an toàn thực phẩm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm.

Sở Y tế Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để người dân có thể phản ánh các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Số điện thoại đường dây nóng gồm: 0823.88.9095 và 0922.55.9095. Đây là kênh quan trọng để người dân cùng phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác giám sát và bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Tin khác

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi

Trước tình hình thực tế diễn biến, ảnh hưởng của cơn bão Trà Mi gây mưa lớn, ngập lụt đô thị… ở khu vực miền Trung, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quàng Ngãi) bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kinh doanh đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương chỉ đạo siết quản lý

Kinh doanh đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương chỉ đạo siết quản lý

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh đa cấp để ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm an ninh trật tự, trái với chuẩn mực đạo đức.
Cảnh giác với các ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị

Cảnh giác với các ứng dụng ngân hàng giả mạo nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị

Lợi dụng công nghệ, các đối tượng lừa đảo đã dùng app ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản.
Cảnh giác cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo

Cảnh giác cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện các trường hợp người dân bị các đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma tuý vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

Cảnh báo việc bơm tinh chất chứa ma tuý vào thuốc lá điện tử bán cho học sinh, sinh viên

Đối tượng thường mua các lọ tinh dầu chứa chất ma túy MDMB-BUTINACA trên các trang mạng xã hội; sau đó pha loãng bằng các loại dung dịch khác nhau rồi bơm vào các Pod thuốc lá điện tử bán cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên để kiếm lời.
Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão

Cách dự trữ thực phẩm khi mưa bão

Khi mưa bão, mất điện và lũ lụt thường xảy ra, các nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống khó khăn hơn ngày thường. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế gợi ý người dân cách dự trữ thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người dân khi mưa bão.
Mạo danh công chức Sở Công thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm

Mạo danh công chức Sở Công thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm

Qua theo dõi, giám sát tình hình phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi trên hệ thống 5656/156, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin vẫn ghi nhận các phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, trong đó có trường hợp phản ánh hiện tượng mạo danh công chức Sở Công Thương thông báo cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm.
Cảnh báo tình trạng mạo danh ca sĩ, nghệ sĩ để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh ca sĩ, nghệ sĩ để lừa đảo

Mới đây, diễn viên Khôi Trần đã lên tiếng trước tình trạng bị đối tượng xấu sử dụng công nghệ AI giả mạo hình ảnh, giọng nói và gọi video call để lừa đảo mọi người.
Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bùng phát lừa đảo qua tin nhắn: Người dân cần cảnh giác

Bùng phát lừa đảo qua tin nhắn: Người dân cần cảnh giác

Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ VNĐ) trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận