Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo đến người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở, các cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn giải pháp phòng ngừa các tai nạn, thương tích khi có mưa, bão.

Trước thông tin siêu bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc, hàng loạt cơ quan chức năng đã liên tiếp có các cảnh báo người dân về các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động của mưa, bão; đặc biệt là các nguy cơ về cháy nổ, hỏa hoạn.

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

Theo thống kê từ cơ quan chức năng, nhiều vụ cháy xảy ra trong mùa mưa bão, nguyên nhân chủ yếu là do sự cố hệ thống điện. Đáng chú ý là hệ thống, thiết bị điện ngoài trời (dây dẫn điện, bảng quảng cáo...) dễ bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, dẫn đến tình trạng chạm, chập điện gây cháy. Do đó, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Để bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ trong mùa mưa bão, ngoài các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

1. Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.

2. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng công tơ, thùng cầu dao…

3. Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện đi qua.

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

4. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị điện ngoài trời.

5.Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

6. Nên ngắt nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa, gió tạt làm ướt sàn.

7. Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng Mtính năng chống rò điện phù hợp.

8. Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn.

9. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện...) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền.

10. Gia cố chắc chắn nhà cửa công trình để tránh sụp đổ khi có gió mạnh; tăng cường công tác kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trước mùa mưa bão.

11. Đối với các kho hóa chất, khi tiếp xúc với nước gây phản ứng tự cháy cần có biện pháp tránh ngập nước.

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

12. Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết; lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ...

13. Khi xảy ra cháy nổ, sập đổ nhà, công trình,… nhanh chóng báo cho lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo

Cảnh báo Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo

Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống, để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt

Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế vừa có Công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt.
Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3

Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai.
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản về việc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
Khuyến cáo người dân không tích trữ quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của Bão số 3

Khuyến cáo người dân không tích trữ quá mức cần thiết, ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng của Bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do Bão gây ra.
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa bão lụt

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa bão lụt

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có Công văn số 2273/ATTP-NĐTT  về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt.
Thu hồi 6 tên định danh sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Thu hồi 6 tên định danh sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) ngày 9/9/2024, thông báo đã thu hồi sáu tên định danh được sử dụng để phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Cảnh báo Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh kêu gọi ủng hộ dân vùng bão

Cảnh báo Fanpage mạo danh Hội Chữ thập đỏ Quảng Ninh kêu gọi ủng hộ dân vùng bão

Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ninh, các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận