Tần suất mua sắm online của người tiêu dùng cao gấp đôi so với năm 2023

Báo cáo mới nhất về hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam của NielsenIQ Việt Nam cho hay, người tiêu dùng đang có tần suất mua sắm online cao gấp đôi so với năm 2023.
Sập bẫy làm việc online tại nhà, một phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng Đề xuất các giải pháp bảo đảm an toàn, bảo mật dịch vụ Online Banking Ấn Độ: Cảnh giác với hình thức lừa đảo thông qua lời mời làm việc online tại nhà Đầu tư “sàn vàng online”, người phụ nữ bị lừa 24 tỷ đồng Người Việt chi 300.000 - 500.000 đồng/tháng để mua sắm online

Cụ thể, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online. Con số này cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hàng tháng của người Việt Nam.

Thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm là những mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất

Theo đó, trung bình mỗi người sử dụng 3,2 nền tảng để phục vụ cho việc mua sắm online. "Điện thoại di động là thiết bị được sử dụng nhiều nhất để mua hàng, chiếm 94%", đại diện NielsenIQ cho biết.

Nhóm 3 mặt hàng được mua nhiều nhất là thực phẩm, đồ uống và mỹ phẩm. Tiếp đến là các mặt hàng thời trang - thể thao, chăm sóc nhà cửa và công nghệ, mẹ và bé, dịch vụ số như đăng ký dịch vụ, đặt phòng online, vận chuyển hàng hóa.

Đáng chú ý, giá rẻ không còn là lý do lớn nhất quyết định hành vi mua sắm online. Hai lý do được nhiều người quan tâm nhất là mua để dự trữ tiêu dùng cho gia đình (25%) và phục vụ ăn uống tức thì (21%).

Tần suất mua sắm online của người tiêu dùng cao gấp đôi so với năm 2023
(Ảnh minh họa)

Theo NielsenIQ, những con số trên cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành hoạt động phổ thông, và việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu cũng trở nên phổ biến. Chính vì thế, thương mại điện tử cần sớm tìm động lực tăng trưởng mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

Kênh trực tuyến ở nông thôn ngày càng tiếp cận thêm nhiều người mua mới

Về xu hướng mua sắm online, tại Diễn đàn Xu hướng tiêu dùng 2024, bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Khối kinh doanh Kantar Việt Nam cũng chỉ ra rằng, thời điểm đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm ít hơn do giãn cách xã hội.

Và thói quen này đã hình thành ngay cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc, cụ thể, người tiêu dùng đang giảm tần suất mua sắm nhưng lại mua tại nhiều kênh hơn, với mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm cũng tăng lên.

Trong những năm gần đây, kênh bán lẻ đã có sự thay đổi từ kênh truyền thống sang nền tảng thương mại và trực tuyến hiện đại, đặc biệt là ở thành thị. Các cửa hàng chuyên doanh hiện đại cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể.

Theo Giám đốc Khối kinh doanh Kantar Việt Nam, kênh online hiện đang đóng góp 8% vào tổng giá trị thị trường FMCG và dự kiến sẽ tăng thêm 2 điểm thị phần trong 2 năm tới, mở ra cơ hội cho các thương hiệu nhất là các thương hiệu nhỏ, tiếp cận nhiều người mua sắm hơn một cách nhanh chóng.

Đại diện Kantar Việt Nam cũng cho biết, TikTok Shop đã gia tăng đáng kể lượng người mua trong một thời gian ngắn nhờ nền tảng giải trí - mua sắm độc đáo. Trong đó, những ngành hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (dựa vào % giá trị) là sữa bột trẻ em, chăm sóc da mặt, chăm sóc tóc.

Không chỉ thành thị mà người tiêu dùng nông thôn cũng đang tiếp cận với nền tảng mạng xã hội và các trang thương mại điện tử, nơi nhà sản xuất có thể tận dụng để tiếp cận, xuất hiện trong nhận thức và thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm.

Cũng theo dẫn chứng báo cáo của Kantar Việt Nam, kênh trực tuyến ở nông thôn ngày càng tiếp cận thêm nhiều người mua mới, tăng gần 10% số hộ gia đình mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành công điện về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận