Tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử

Năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử.
Thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới Gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm trên thương mại điện tử Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị nhằm xử lý vi phạm trên thương mại điện tử Nông sản Việt được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử quốc tế

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm nay sẽ cùng với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính có giải pháp kết nối chia sẻ dữ liệu để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ phối hợp, tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực này. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD.

Trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa Cục và Tổng Cục về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả.

Tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử
Tăng cường kiểm soát vi phạm trên thương mại điện tử

Năm 2022, hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng. Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2022, công tác thương mại điện tử đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đối với công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử, trong năm, Cục đã tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ 7.893 doanh nghiệp và tổ chức và 2.609 cá nhân đăng ký tài khoản; thực hiện thủ tục thông báo cho 10.146 website thương mại điện tử và 660 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Với mục tiêu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, trong năm, Cục đã rà soát và yêu cầu các công ty, tổ chức hoạt động thương mại điện tử gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; Chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, chủ trì thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại điện tử đối với 08 đơn vị theo kế hoạch năm 2022 và đã xử phạt vi phạm hành chính 222 triệu đồng.

Cùng với đó, trong năm 2022, Cục đã phối hợp với các Cở Công Thương tổ chức 63 lớp đào tạo, tập huấn tại 40 Tỉnh, Thành phố với gần 8.000 học viên; Phối hợp với Amazon Global Selling tổ chức 9 lớp đào tạo trong chuỗi sự kiện “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” tại 7 tỉnh, thành phố với gần 2.000 đại biểu tham gia nhằm phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tận dụng thương mại điện tử để bứt phá kinh doanh.

Cũng trong năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục xây dựng và phát hành ấn phẩm Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, cập nhật các các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử. Ấn phẩm là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong việc định hướng sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, năm 2022, Cục đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, mở ra cơ hội kết nối cho doanh nghiệp trong khối ASEAN, thông qua Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ASEAN – ASEAN Online Sale Day 2022 đã có sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp ở đa dạng các lĩnh vực tại 10 quốc gia thuộc ASEAN cung cấp dịch vụ, hoạt động mua sắm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận