Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và người dân. Song, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân, tránh những tác động không cần thiết.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước Đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe Bộ Tài chính đề xuất giảm 4 loại thuế đối với xăng dầu Gia hạn gần 11,4 nghìn tỷ đồng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô trong nước

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi”, nhằm thảo luận, góp ý một số vấn đề dự kiến được sửa đổi trong dự luật rất quan trọng này.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một số đại biểu quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và các doanh nghiệp - đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi).

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Hội thảo “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi”, nhằm thảo luận, góp ý một số vấn đề dự kiến được sửa đổi trong dự luật rất quan trọng này

Trước đó, ngày 21/6/2023, Bộ Tài chính đã chính thức có Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Dự thảo Luật nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia.

Tuy nhiên, còn không ít ý kiến khác nhau liên quan đến phương pháp tính thuế, thuế suất đối với các sản phẩm rượu, bia, việc đánh thuế TTĐB đối với thức uống đại mạch, nước giải khát có đường và nước giải khát không cồn...

Chưa tăng thuế TTĐB trong giai đoạn 2023-2025

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết, ngành đồ uống Việt Nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, và gắn liền với những văn hóa; phát triển cùng hội nhập kinh tế, mức sống nâng cao, và du lịch, thương mại.

Đáng chú ý, với các nhà máy phân bổ hầu khắp các tỉnh, ngành đồ uống Việt Nam có vai trò kinh tế lớn khi luôn đứng ở vị trí những doanh nghiệp đóng góp hàng đầu cho ngân sách.

"Ngành bia đã có đóng góp ngân sách đáng kể. Các doanh nghiệp bia rượu nộp ngân sách khoảng 60 ngàn tỷ đồng/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy lùi vấn nạn hàng lậu, hàng giả...", ông Việt nhấn mạnh.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt cho rằng, chưa nên sửa đổi Luật Thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi

Thông tin rõ hơn về lộ trình tăng thuế TTĐB, ông Nguyễn Văn Việt cho biết, năm 2014, lúc đó chúng ta có chương trình tăng thuế TTĐB. Bộ Tài chính sau đưa ra chương trình tăng thuế tiếp và chương trình tiếp theo dự kiến vào năm 2015, nhưng rồi lùi lại 2016, 2017, và 2018.

Thống kê cho thấy năm 2016 khi bắt đầu tăng thuế thì phần thu tăng khá cao, nhưng 2017 hầu như không tăng, 2018 thì không đáng kể, tương tự năm 2019 ghi nhận tăng trưởng nhẹ, nhưng NSNN nộp tăng cho thấy doanh nghiệp vẫn phát triển. Năm 2020 do tác động Covid-19 nên giảm xuống 14,05%, và năm 2021 vẫn ảnh hưởng giảm 7%.

Với những số liệu trên ông Việt đề xuất bổ sung nước giải khát có đường theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Ngoài ra, ông Việt cũng đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Cũng theo Chủ tịch VBA, việc cải cách chính sách thuế theo Quyết định 508/QĐ-TTg cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, thực tiễn ở Việt Nam đảm bảo phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam, minh bạch, có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi. Đặc biệt, cần hài hòa các lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

“Chưa nên sửa đổi Luật Thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi”, Chủ tịch Nguyễn Văn Việt đề xuất.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh cũng cho rằng, việc Nhà nước tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế theo tỉ lệ như hiện nay là hoàn toàn hợp lý

Đồng tình với quan điểm trên, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, ngành rượu bia chịu tác động nhiều nhất trong thời gian qua bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và chính sách pháp luật như Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, Luật Đầu tư, nhất là kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực.

Khẳng định, việc điều chỉnh Thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất - tiêu dùng một cách hợp lý là phù hợp và là xu thế tất yếu, song Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh cho rằng, khi điều chỉnh tăng Thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm, hướng tới 3 mục tiêu.

Đó là: Điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước ổn định, bền vững; Đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế cho xã hội và doanh nghiệp, bảo vệ ngành đồ uống trong nước.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, ngành rượu bia đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ngành rượu bia rất cần sự hỗ trợ và chung tay của Nhà nước để có thể duy trì sản xuất, phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm rượu bia thương hiệu Việt mà họ đã phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi trên thị trường trong nước, dần vươn ra thị trường thế giới.

“Chúng tôi cho rằng việc Nhà nước tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế theo tỉ lệ như hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, Chính phủ đã có cân nhắc lộ trình tăng thuế suất một cách hợp lý dựa trên tình hình kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn, thì một mặt vẫn có thể đảm bảo được nguồn thu ngân sách ổn định, điều tiết tiêu dùng, mặt khác vẫn góp phần duy trì sức cạnh tranh của các thương hiệu rượu bia Việt đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng như cơ cấu của ngành đồ uống có cồn Việt Nam”, Luật sư Quỳnh Anh nói.

Bên cạnh việc xem xét tăng thuế TTĐB, bà Quỳnh Anh cũng đề xuất, các Bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức sử dụng rượu bia, sử dụng có điều độ; gia tăng mức xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia cũng là những phương án hợp lý cần tính tới.

Cần cân nhắc thời điểm tăng thuế

Chia sẻ quan điểm tại Hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, việc sửa đổi Luật Thuế TTĐB hướng tới mục tiêu tìm giải pháp cân bằng đối với cung - cầu rượu bia nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội (đáp ứng nhu cầu cần thiết, lành mạnh nhưng giảm thiểu tác động tiêu cực); nguồn thu ngân sách.

“Song đây là nhiệm vụ phức tạp, không đơn giản, với đa góc nhìn cùng hàm ý chính sách đáng lưu ý”, TS. Võ Trí Thành nhận định.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
TS. Võ Trí Thành cho rằng, cân nhắc đến khoảng năm 2030, có thể áp dụng phương pháp đánh thuế TTĐB hỗn hợp với bia rượu

Theo kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, hiện nay, có 3 phương pháp đánh thuế chủ yếu: Thuế tương đối, áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (như doanh thu); thuế tuyệt đối, áp dụng mức thu tuyệt đối (như theo đơn vị sản phẩm); thuế hỗn hợp, áp dụng cả thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Song, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự phù hợp mức thuế và phương pháp đánh thuế TTĐB đối với bia rượu ở Việt Nam.

Nghiên cứu kỹ và sâu cung - cầu, thị trường bia rượu cùng điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là quá trình thưc hiện mục tiêu phát triển đất nước đến 2030 và 2045, và các kich bản khác nhau áp dụng phương pháp đánh thuế tương đối, hỗn hợp, tuyệt đối, TS. Võ Trí Thành cho rằng, từ kinh nghiệm quốc tế, cân nhắc khoảng đến khoảng năm 2030, có thể áp dụng phương pháp đánh thuế TTĐB hỗn hợp với bia rượu. Bước đầu ở đây có thể áp dụng thuế suất thuế tuyệt đối nhiều bậc tùy sản phẩm phổ thông hay cao cấp cùng điều chỉnh thuế suất thuế tương đối.

Trong mọi trường hợp, việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách khác như hỗ trợ đào tạo, chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm giải trình... là có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách, và giảm thiểu hệ lụy tiêu cực của bia rượu đối với đời sống.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Tương tự, TS. Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính) cũng cho rằng, lựa chọn phương pháp tính thuế nào là lựa chọn của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước để đảm bảo trong xu thế hội nhập của thế giới phải tạo ra lợi thế của quốc gia mình. Vì vậy, trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, thời điểm này chưa phải là thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp hỗn hợp hay phương pháp tuyệt đối, kể cả trên phương diện thu NSNN và chi phí quản lý thuế.

“Tôi đề xuất tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế TTĐB đối với rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm và cân nhắc điều chỉnh tăng thuế suất theo lộ trình phù hợp với nhịp của thị trường và sức khỏe của doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Văn Phụng đề xuất và cho rằng, nếu được chấp nhận, việc tăng thuế tỷ lệ phần trăm ở mức vừa phải và lộ trình như nêu trên có thể được xem là phương án có hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ giúp đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN, đồng thời vẫn điều tiết, định hướng tiêu dùng, giảm mức độ sử dụng đồ uống có cồn mà vẫn giúp các doanh nghiệp sản xuất bia rượu trong nước ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA

Dự thảo Thông tư Quy tắc xuất xứ trong AKFTA áp dụng với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hoá...
Một số lưu ý khi áp dụng Nghị định 87/2024/NĐ-CP

Một số lưu ý khi áp dụng Nghị định 87/2024/NĐ-CP

Trong triển khai thực hiện Nghị định 87, vấn đề rất đáng lưu tâm với lực lượng QLTT là việc áp dụng văn bản xử lý đối với hành vi không niêm yết giá, cũng được quy định tại một số Nghị định quy định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực được ban hành trước đây.
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước

Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước

Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 4864/QĐ-BCA-C06 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thêm 10.000 đồng/bao

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thêm 10.000 đồng/bao

Bộ Tài chính đề xuất từ năm 2026, thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá vẫn giữ mức thuế 75% như hiện hành và áp dụng mức thuế tuyệt đối cho mỗi bao thuốc lá là 5.000 đồng, năm 2030 là 10.000 đồng.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 6 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng nay (22/7), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật vừa được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua.
Trường hợp được tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/-2024

Trường hợp được tăng lương hưu 2 lần từ 1/7/-2024

Từ 1/7/2024, đối tượng được hưởng lương hưu trước 1/1/1995 được điều chỉnh tăng 15% lương hưu và có mức hưởng thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng thì tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm.
Điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy

Điều kiện cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy

Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành nghề thi công, lắp đặt hệ thống PCCC và tư vấn thiết kế PCCC sau khi được cơ quan Công an cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Sửa quy định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn

Sửa quy định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận