Tạo tài khoản facebook mạo danh công an hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa

Mạng xã hội (MXH) gần đây xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Các trang này được xác thực tích xanh, tạo dựng uy tín với người dùng MXH, nhờ đó, dễ dàng hơn trong việc thực hiện hành vi lừa đảo.

* Cảnh báo chiêu trò giả danh nhân viên Viettel để chiếm đoạt tài sản người dùng

1-min.jpg

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một số trang giả mạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an. Các trang này đăng tải nhiều video và bài viết với nội dung cảnh báo về các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, các đối tượng còn lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo với cam kết chỉ thu tiền sau khi nạn nhân đã lấy lại được số tiền đã mất. Đáng nói, những trang giả mạo này được xác thực tích xanh, tạo dựng uy tín giả nhằm đánh lừa người dân, đặc biệt là những người đã từng bị lừa đảo và đang khao khát lấy lại số tiền của mình. Các đối tượng mạo danh hứa hẹn sẽ hỗ trợ thu hồi tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng, khiến nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể tìm thấy giải pháp cho vấn đề của mình thông qua mạng xã hội. Nhiều nạn nhân vì quá tin tưởng vào các trang này, đã liên hệ để nhờ hỗ trợ, dẫn đến việc bị các đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển tiền để “được hỗ trợ”. Hệ quả là không chỉ số tiền bị lừa trước đó không được lấy lại, mà họ còn tiếp tục mất thêm tiền cho những đối tượng lừa đảo này.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần thận trọng và cảnh giác trước những trang Facebook giả mạo này. Tuyệt đối không liên hệ với các trang mạng xã hội quảng cáo dịch vụ như "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", hay "thu hồi tiền lừa đảo". Trước khi tin tưởng, hãy kiểm tra danh tính và độ uy tín của người hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Không truy cập vào các đường liên kết hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc. Không thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của đối tượng không rõ danh tính. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như số CCCD, mã OTP, số tài khoản ngân hàng hay mật khẩu tài khoản,... dưới bất kỳ hình thức nào.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tin khác

5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025, nhằm siết chặt kiểm tra, bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa cao điểm.
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa lạnh

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa lạnh

Nhằm tăng cường an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn quận, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo quan trọng dành cho các cơ quan, tổ chức và người dân. Những biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa rủi ro mà còn bảo vệ an toàn cho cộng đồng trong mọi tình huống.
Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Các đối tượng lập ra nhiều tài khoản X giả mạo người nổi tiếng trong lĩnh vực trao đổi tiền mã hóa, giới thiệu người dùng vào các hội nhóm, group chat Telegram để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm kiếm tiền.
Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm với nhiều dịp lễ lớn như Giáng Sinh, năm mới và hàng loạt sự kiện giảm giá hấp dẫn đã trở thành cơ hội để các đối tượng lừa đảo gia tăng hoạt động. Bằng những chiêu trò tinh vi, chúng nhắm vào sự cả tin và tâm lý ham ưu đãi của người dân, khiến không ít người rơi vào bẫy, mất tiền bạc và thông tin cá nhân.
Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Ngày 12/12/2024, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Đây là dịp nhìn lại những kết quả đạt được, đồng thời lan tỏa ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn phát triển mới.
Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/12/2024, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã diễn ra Vòng Chung kết 2 của hai cuộc thi: “Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2024.
Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm hiện hữu khi nhiều người bị sập bẫy trước hình thức lừa đảo này. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần đặc biệt cẩn trọng, không nên tin các lời mời đầu tư tài chính dễ dàng với lợi nhuận cao để tránh sập bẫy kẻ gian.
Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận