Thống nhất giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Thường trực Chính phủ thống nhất thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian 3 tháng.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận số 384/TB-VPCP của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Cuộc họp được tổ chức vào ngày 15/8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Thống nhất giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Xem xét giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, phát biểu của các Phó Thủ tướng và các đại biểu dự họp, Thường trực Chính phủ thống nhất kết luận thực hiện giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian 3 tháng thay vì giảm 6 tháng như đã báo cáo, xin ý kiến Chính phủ trước đó.

Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến phát biểu đồng thuận tại cuộc họp và giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ, đồng thời hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 18/8.

Thường trực Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi, hiệu quả nhằm khuyến khích sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9/2024.

Ngoài ra, Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc tháo gỡ các vướng mắc phát sinh liên quan đến việc lắp đặt trạm/trụ sạc điện cho các phương tiện giao thông tại các cửa hàng xăng dầu, báo cáo trong tháng 8/2024.

Trước đó, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ từng được triển khai để hỗ trợ cho ngành ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước 3 năm 2020, 2022 và 2023. Mỗi lần giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước kéo dài 6 tháng.

Lần thứ nhất, giảm lệ phí trước bạ áp dụng 6 tháng cuối năm 2020, lượng xe lắp ráp trong nước bán ra tăng kỷ lục, đạt tới 398.177 xe, gấp 2,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2020.

Lần thứ hai, giảm lệ phí trước bạ áp dụng 6 tháng từ 1/12/2021 đến 31/5/2022, lượng xe trong nước bán được 232.192 xe. Trung bình 5 tháng đầu năm 2022, doanh số xe trong nước đạt 33. 690 xe/tháng, cao gấp 1,5 lần so với con số trung bình trong 7 tháng cuối năm 2022.

Lần 3, giảm lệ phí trước bạ áp dụng 6 tháng cuối năm 2023, doanh số xe trong nước đạt 176.483 xe, tăng 1,6 lần so với 6 tháng đầu năm 2023.

Hiện nay, lệ phí trước bạ đối với ô tô mới là 12% áp dụng tại TP. Hà Nội và một số tỉnh thành lớn. Các tỉnh còn lại áp dụng mức 10%.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?

Dịp Tết, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao; tình trạng nhập lậu hàng hóa có thể xảy ra. Vậy, việc buôn bán hàng lậu dịp Tết bị xử lý hình sự thế nào?
Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Đề xuất 8 nhóm sản phẩm bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc

Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa có đề xuất xây dựng Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, tiến độ hoàn thành tháng 12/2025.
Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?

Trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Vậy, hành vi bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý ra sao?
Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi tăng giá bán các mặt hàng cao hơn giá niêm yết trong dịp Tết có bị xử lý không?

Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá, kê khai giá dịp Tết Nguyên đán sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận