Thông tư quy định giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
Cụ thể, Thông tư quy định về: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực; kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; phương pháp xác định sản lượng điện trộm cắp, số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện để trả lại cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt, bồi thường thiệt hại và cách thức tổ chức thực hiện, thi hành hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện; giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
Đối tượng áp dụng bao gồm: các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện. Các tổ chức, cá nhân sử dụng điện. Kiểm tra viên điện lực và các cá nhân tham gia công tác kiểm tra hoạt động điện lực, sử dụng điện và bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được quy định tại Điều 33 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (sau đây viết tắt là Nghị định số 17/2022/NĐ-CP). Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2023.
Chi tiết xem tại đây