Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8/2/2022 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quán triệt và quyết liệt, nhất quán thực hiện đa mục tiêu trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Năm 2021, với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng tình, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; dịch COVID-19 đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước, nhờ đó các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang nhanh chóng, phục hồi và phát triển tích cực; đời sống của nhân dân cơ bản được bảo đảm mặc dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong dịp Tết, nhiều biện pháp đồng bộ đã được triển khai để phòng, chống dịch COVID-19, nhân dân cả nước đã đón Tết trong không khí sum vầy, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm; an toàn, an ninh, an dân và an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm… Các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp đã quan tâm, có nhiều giải pháp, hành động cụ thể, thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách người có công, bảo trợ xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn.

Thị trường, giá cả được quản lý tốt, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân, đón năm mới được tổ chức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình và bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, thực hiện tốt. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về những thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng ngày thành lập Đảng được tăng cường. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết được giữ vững, các mục tiêu, địa bàn trọng điểm được bảo vệ tuyệt đối an toàn, không để xảy ra điểm nóng về an ninh, trật tự.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và đặc biệt biểu dương tinh thần, sự quyết tâm, nỗ lực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện đầy đủ, đồng bộ và đạt kết quả tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhất là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội trong công tác phòng, chống dịch; các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đã ngày đêm canh giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, hải đảo, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Tuy nhiên bên cạnh đó, trong dịp Tết, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp; còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, một số nơi, một số thời điểm bị ùn tắc giao thông cục bộ; hiện tượng tàng trữ, đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép vẫn xảy ra tại một số địa phương; sức mua hàng hóa tăng thấp, sản lượng vận tải hành khách phục hồi nhưng chưa mạnh; xăng dầu, một số mặt hàng thiết yếu tiềm ẩn nguy cơ tăng giá; các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng, nền tảng số để có các hoạt động chống phá…

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 dự báo thời gian tới còn diễn biến phức tạp, khó lường và biến động của tình hình quốc tế, khu vực; đất nước ta sẽ tiếp tục phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức trong khi nguồn lực còn hạn chế, sức chống chịu của người dân, doanh nghiệp đã bị giảm sút do ảnh hưởng của đại dịch kéo dài hai năm qua. Do đó, các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội để sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, quán triệt và quyết liệt, nhất quán thực hiện đa mục tiêu trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội; trong đó:

Tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, từ những kinh nghiệm đã có, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh; tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, trong đó có Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và các chỉ thị, công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, ngay sau kỳ nghỉ Tết, phải bắt tay ngay vào công việc để thúc đẩy mạnh mẽ và từng bước nhanh chóng mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo khí thế phấn khởi ngay từ đầu năm để phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của năm 2022.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực, tổ chức thực hiện thần tốc Chiến dịch tiêm vaccine Mùa xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả và đạt các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Khẩn trương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng đối với các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ phải thực hiện trong quý I năm 2022.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận xuất xứ hàng hóa.

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận xuất xứ hàng hóa.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Có các giải pháp kịp thời, phù hợp để duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên….

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình thời tiết, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có kế hoạch sản xuất phù hợp, có giải pháp đề phòng rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, bảo đảm đạt mục tiêu đã đề ra của năm 2022; tổ chức thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh trồng rừng tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành kế hoạch lấy nước theo yêu cầu phục vụ sản xuất vụ lúa Đông Xuân, cung cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; đồng thời tăng cường các biện pháp để giữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình thời tiết, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có kế hoạch sản xuất phù hợp, có giải pháp đề phòng rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, bảo đảm đạt mục tiêu đã đề ra của năm 2022.

Phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan, các hiệp hội ngành hàng liên quan theo dõi tình hình cung cầu vật tư nông nghiệp thiết yếu và các mặt hàng nông sản; chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc ùn ứ vật tư, nông sản; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật, trục lợi bất chính.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo hiệu quả, khả thi, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, quản lý ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và pháp luật liên quan; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 20/2/2022.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là năng lượng ngay từ đầu năm; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi chuỗi cung ứng, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia để sớm đi vào vận hành, tạo năng lực sản xuất mới.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị đôn đốc phục hồi, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là năng lượng ngay từ đầu năm;

Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp… để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung, gây bất ổn thị trường. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế bảo đảm nguồn cung ô xy y tế.Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là vào các thị trường truyền thống, các thị trường đối tác ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Phối hợp với các tỉnh biên giới phía Bắc và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, cập nhật, bảo đảm tiến độ thông quan hàng hóa qua biên giới, nhất là hàng nông sản; bám sát và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.

Khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trong tháng 02/2022.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau kỳ nghỉ Tết, khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ kế hoạch, giải pháp để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; khẩn trương xây dựng, hoàn thành trình phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng, trình phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đối với các tập đoàn, tổng công ty thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, cơ quan liên quan để thúc đẩy tiến độ các đề án, dự án lớn, quan trọng như: Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Đề án tái cấu trúc tài chính nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, chuỗi dự án khí - điện Lô B, Dự án Giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đầu tư, mở rộng cảng hàng không: Tân Sơn Nhất, Nội Bài …

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty khẩn trương hoàn thành việc xử lý đối với 5 dự án doanh nghiệp theo chủ trương của cấp có thẩm quyền và Ban Chỉ đạo; đối với 7 dự án doanh nghiệp còn lại, khẩn trương chỉ đạo xây dựng, quyết định và tổ chức thực hiện phương án xử lý sớm, dứt điểm; kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo để xử lý, tháo gỡ đối với các vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền, trong đó khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trong tháng 02/2022 về phương án xử lý 3 dự án thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là đối với các đề án theo Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nội dung báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022 và các nhiệm vụ liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp… Chủ động, thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các bộ, cơ quan, địa phương, kịp thời báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, bảo đảm tất cả các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao phải được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ. Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và phát triển các nền tảng hệ thống thông tin chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận